Friday, July 31, 2009

TRƯỜNG TCI

Tối hôm qua nó thức khuya chấm điểm thi cho học sinh , sáng bảnh mắt rồi mà nó vẫn say sưa kéo gỗ. Đến khi anh Hiền người trong tổ chia cơm ở trong buồng đập thành giường đánh thức .

..keng ..keng ..keng …… Dậy dậy lấy đồ ăn , bộ hôm nay tính không đi làm hả?

Nó giật mình, liếc nhìn đông hồ . Ui đã 6.30h sáng . Nó chồm dậy , ngoài sân học sinh khối sáng đang lục tục kéo nhau ra cổng trại xếp hàng.

Trời mùa hè , đêm ngắn ngày dài. Vừa chợp mắt đã thấy sáng ,ánh sáng chan hòa rực rỡ, từng tia nắng sớm soi qua cửa sổ vào tận giường nó đang nằm, bực thật. Nhưng mệt thì mệt vẫn phải dậy đi làm chứ, léng phéng mấy bà tây giám đốc cho nghỉ việc luôn.

Nó ở trại cấm một mình , người nhà nước thư ba không có , tiếp tế bên ngoài tự do cũng không , phải cẩn thận , nghĩ vậy nó nhanh nhẹn vắt cái khăn mặt , với tay lấy cái bàn trải đanh răng rồi tụt xuống dưới , cái giường sắt ba tầng kêu két két , hai gia đình ở bên dưới nó thì vẫn kéo kín mà gió ngủ im , chắc đêm qua họ xem phim trưởng Hồng Kông . Dạo này trên kênh TV chiếu nhiều phim trưởng dài tập lắm , nhưng nó đâu có thời gian mà xem , vì phim trưởng thường chiếu vào khuya , mãi đến ngần sáng mới kết thúc.

Không khẩn trương đi làm , mất việc là khốn.
Công việc trong trại tị nạn đâu có nhiều , xin được cái xuất gõ đầu trẻ con như nó cũng là cái phúc trời cho , chứ người nhiều việc ít , kiếm việc đâu có rễ .

Những việc nhẹ nhàng trong trại thì con em bọn đầu gấu nó chiếm hết , chả bao giờ đến lượt nó . Mà ai không phải là con em lãnh đạo trại thì cũng phải cúng biếu cái gì đó thì mới may ra có cái xuất đi rửa nhà vệ sinh , hay đi quét rác quanh trại .

Hồi năm ngoái nó nộp đơn xin phỏng vấn làm giáo viên tiếng Anh . Cả trại mấy ngìn người họ chỉ cần một giáo viên tiếng anh , may sao qua phỏng vấn nó lại được nhận. Tuy lương giáo viên trong trại chỉ bằng 1/10 ngoài tự do , nghĩa là mỗi tháng nó được $180 HK . Trong trại cấm số tiền đó cũng là ước mơ của nhiều người , nó sẽ giải quyết khối thứ .

Nó đi xuống đến cuối buồng , chà …...Đông người quá , đúng là giờ cao điểm , vì buồng hơn trăm con người chỉ có hai cái vòi. Nước chẩy dò dò như nước đái bò. Hồi mới vào trại thì cũng ok lắm , nghĩa là nước chẩy nhanh , mọi người rửa cũng nhanh. Nhưng bây giờ mới sau vài năm, bao nhiêu hệ thống nước người ta xây cho đều bị mọi người đập phá . Người ở đầu nguồn đập ống nước ra để cho nước chẩy nhanh hơn , cho nên nước ở cuối nguồn chỉ còn chẩy nhỏ giọt .

Mà không hiểu sao cái dân Việt mình ở đâu cũng giỏi phá , giỏi đánh giết nhau . Còn nhớ ngày ở Việt nam , công ty mới nhận từ bên Liên Xô mấy cái máy camax mới toanh , vừa về đến công ty , chưa kịp đưa vào sử dụng thì đã bị vặt trụi hết , đến khi mang vào sử dụng thì mất đủ thứ , không thể vận hành được.

Ngày đó máy móc thiết bị nhập từ Liên xô có hàng chữ cccp , chúng nó đọc thành Các chú cứ phá…

Ôi... cả nước phá , người công nhân chân đất thì ăn cắp cục sắt vụn. Cán bộ lớn thì ăn cắp dự án , ăn cắp kế hoạch.



Mãi rồi nó cũng làm xong cái thủ tục buổi sáng , không kịp ăn sáng , nó thay quần áo rồi cầm vội cái cặp giấy tờ, vừa đi vừa chạy ra cổng trại.

Mọi người đã xếp hàng đầy đủ , mấy trăm học sinh của hai phân trại 3 và 4 đang đứng thành hàng cho cảnh sát đếm . Việc đếm người được thực hiện mỗi khi có người ra hay vào trại . Học sinh và giáo viên đều phải xếp hàng cho cảnh sát đếm và khám xét , nếu ai vi phạm nội quy , sẽ không được ra hay vào .

Buổi sáng gió thổi từ biển mát rượi , hôm nay gió to , mấy cuộn dây kẽm gai bên trên hàng rào rung lên từng hồi . Phải nói không khí ở đây trong lành hơn cái ngày còn ở trại Samsuipo . Ngày ấy tuy ở giữa thành phố nhưng không khí thì ngột ngạt , xe cộ chạy rầm rầm ngày đêm . Ở đây xa thành phố , lại sát biển , yên tĩnh hơn .

Nó đến muộn nên đứng sau cùng , phía trước cảnh sát đang khám mấy người phiên dịch đưa người đi viện . Lại phải đợi khám , đợi đếm . Có những ngày đứng mỏi cả chân , ai đời xếp hàng từ 6 h sáng mà đến 8h cảnh sát chưa đếm song. Mất toi hai tiếng.

Họ khám những người phiên dịch lâu hơn , vì những người này có nhiệm vụ đưa bệnh nhân đi ra bệnh viện ngoài tự do , khi về thường có đồ giấu trong người. Trong mỗi phân trại đều có trạm y tế , nhưng những người bệnh nặng vẫn phải ra bệnh viện ngoài thành phố .

Những người phiên dịch sau khi đưa người bệnh nhân đến viện là tranh thủ đi chợ , họ là nguồn cung cấp quan trọng những mặt hàng trong trại không có , như thuốc lá thơm , bánh , kẹo , kim , chỉ quần áo ..v..v..trăm thứ khác nhau.

Bà con trong trại ai muốn mua gì , cứ gửi , tất nhiên là họ phải ăn lãi . Vì thế những người phiên dịch trong trại họ làm giầu. Tuy nhiên làm ăn thì cũng có những vận đen đỏ . Thi thoảng họ bị cảnh sát trại khám tịch thu hết hàng , thế là mất hết.






Mặt trời mùa hè đã lên khỏi đỉnh núi bạc đầu, ánh nắng xuyên qua hàng rào gay gắt. Mấy người đã xòe ô lên che đầu, mấy đứa học sinh thì đặt quyển tập nên đầu. Vừa mới sáng mà đã oi oi , ai đó lẩm bẩm. Đột nhiên nó thấy anh Thủy đi về phía nó.

Anh Thủy tổng hiệu trưởng sáng nào cũng hỗ trợ cảnh sát đếm học sinh .
Anh dong dỏng cao , khuôn mặt hiền từ phúc hậu , mái đầu đã bạc trắng từ khi nào.
Hồi ở Việt nam anh Thủy là giáo viên kỳ cựu trường cấp 3 thành phố Hòn Gai . Vợ anh cũng là giáo viên dậy giỏi . Hai anh chị cũng đến Hồng Kông cùng năm 1989 với nó.

Mọi người trong trường ai cũng tôn trọng , một phần họ cảm phục tài năng , một phần họ yêu mến tính đức độ của hai anh chị .

Anh đến ngần nó rồi nói vừa đủ nó nghe . Thành đâu ?

Ừ nhỉ . Thành đâu nhỉ , bây giờ nó mới nhớ đến thằng bạn nó . Thằng Thành nó ở cùng trại nhưng khác buồng ..Buồng 3A ..nên nó vẫn thường gọi là Thành 3A.

Nó không biết trả lời ông tổng hiệu trưởng ra sao. Nó cứ tưởng mình là người đến muộn nhất , ai ngờ còn thiếu Thành . Tối qua nó với Thành cùng thức khuya làm tổng kết điểm cho học sinh.

Những người ra vào trại thường xuyên như bọn nó đã được đăng ký với cảnh sát . Việc vắng mặt là phải báo trước cho người ta . Nếu không có lý do là tất cả mọi người phải đợi, phải tìm , vì cảnh sát luôn nghi ngờ thuyền dân chốn trại.

Mấy trăm giáo viên và học sinh khối sáng lại phải đứng đợi , mỏi chân , chói nắng. Mấy người phía trước đã tỏ ra bực mình , có người đang lằm bằm….....Thức khuya cho lắm vào... bây giờ đi đâm hàng rào , người thì như con cào cào .

Vừa lúc ấy thì Thành xuất hiện , đúng là cào cào di động . Nó cao ngổng cao ngều như cây nêu ngày tết, vừa đi vừa ngáp ngủ . Trông nó thế mà một thời khét tiếng , đi đâu cũng có miếng. Từng khoác áo đại úy , chỉ huy trưởng một con tầu quân cảnh của đặc khu Quảng Ninh , oai ra phết.

Mọi người thấy nó thì thở phào, Ai cũng như trút được gánh nặng , nếu không có nó, mọi người cứ phải đứng hứng nắng không biết đến khi nào .


Tiếng mở cổng bắt đầu lạch cạch , Cái dây xích chó to tổ bố va vào nhau kêu chói tai, cái cổng sắt nặng hàng tấn từ từ mở ra . Học sinh lần lượt đi ra theo hàng một . Đi dọc hàng rào kẽm gai, con đường duy nhất dẫn ra trại TCI , hai bên đường là các trại thuyền dân. Các giáo viên chủ nhiệm phải đi kèm theo lớp của mình.

Đoạn đường từ trại 4 nơi nó ở đến trường học chỉ khoảng 1 cây số . Nhưng ngày nào cũng phải mất 2 tiếng mới đi đến nơi.

Nó khoái chí vừa đi vừa hát, gió vẫn thổi mạnh , mang theo mùi cá biển tanh tanh lồng lồng . Phải nói ra khỏi trại , đi ra ngoài một lát cũng thấy sướng. Cái không khí bên ngoài trại khác hẳn ở trong, mặc dù gió biển thổi vào cùng lúc, nhưng ở ngoài nó có cái cảm giác của tự do . Thực tế nó vẫn trong trung tâm giam giữ , vì trại tị nạn nơi nó ở với trại trường học TC1 đều nằm trong trung tâm giam giữ , bốn bên , khắp nơi chỗ nào cũng thấy kẽm gai.

Khối người mong được đi như nó mà không đi được , suốt ngày phải sống trong bốn bức tường rào , tương lai thì mù mịt . Dạo này báo chí đưa tin các nước không nhận tị nạn Việt nam nữa . Liên Hiệp Quốc đang họp tìm cách đưa chúng nó về lại Việt Nam .

Nhưng nó kệ . ..Nó chẳng thiết nghĩ đến việc đó , nước nổi thì bèo nổi . Về thì về cả trăm cả ngàn chứ đâu mình nó.

Nó vừa đi vừa hát ..

Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay......
non nước mây trời lòng ta mê say......


Giữa hàng ngàn người đang buồn chán về tương lai thì nó lại vui. Có người nói nó là thằng khùng , sống trong đống kẽm gai lùng bùng mà thần kinh vẫn trùng .

Không ai biết tại sao nó lại khùng, chỉ một mình nó biết. Nó vui vì........


Ở trường học có một người giờ này đang đợi nó ..... Bạn gái nó tên Loan .

Loan là cô gái trẻ đẹp , tóc ngang vai , hai má lúc nào cũng ửng hồng . Em rất giỏi tiếng Anh , vui tính và hay hát. Hình như cuộc sống trong trại cấm lại là nơi thiên đàng của em . Còn ở Việt Nam thì buồn.

Nghe em kể thì em đến từ thành phố hoa phượng đỏ , nhưng em không đỏ tí nào . Em lớn lên không biết bố mình là ai. Sống với mẹ, hai mẹ con đầu tắt mặt tối tần tảo nuôi nhau , kiếm bữa cơm bữa cháo cũng không được . May mà có người bà con cho đi ké đến Hông Kông.

Đến trại tị nạn em tự học thêm tiếng Anh , nhờ trí thông minh , lại có chút năng khiếu ngoại ngữ , em vượt qua được nhiều đối thủ để trở thành phiên dịch cho nhân viên Liên Hiệp Quốc.

Hoa đẹp thì lại lắm ong bướm, mấy anh chàng độc thân thấy em ở đâu là tạo dáng ở đấy , là múa mép dẻo như kẹo. Cả mấy anh có vợ có con rồi thấy em cũng thích , cười duyên híp hết cả mắt mũi. Xung quanh em lúc nào cũng ồn ào . Hết anh này gọi Loan ơi... anh kia Loan à ...

Tội nghiệp cô bé cả tin lại hay thương người . Ai gọi cũng dạ , ai nhờ cũng vâng , chờ em chút. em có ngay. Rồi vừa đi vừa nhẩy chân sáo .
Buổi chiều học sinh đứng điểm danh đầy sân , em đi ngang qua như nàng tiên giáng thế . Cả trường mấy ngìn học sinh và giáo viên mỏi mắt nhìn theo.

Hồi nó mới được ra TCI làm , ngày đầu gặp em nó ngỡ là mơ . Ngày hôm ấy đi làm về bỏ quên cả cơm chiều không ăn . Tối hôm ấy nó viết ngay một câu thơ ..

Người đâu mà đẹp kiêu sa
Mới gặp một buổi làm ta mất hồn
.....

Thế là từ đó nó như bị nam châm hút, Ở trong trại thì thôi chứ đi làm là kiểu gì nó cũng tìm cách gặp được em một lần. Rồi hình như ông Trời cũng thương nó , nó được điều về làm văn phòng , thôi không gõ đầu trẻ con . Nó được làm trợ lý tổng hiệu trưởng. Nghe cái tên thì oách lắm, nhưng thực ra là giúp việc cho anh Thủy.

Về văn phòng ngồi làm việc với một đống giấy tờ ,lại giáp mặt các sĩ quan , hơi rát mặt nhưng nó vẫn vui . vui vì có lý do gặp Loan nhiều hơn. Văn phòng của em ngay bên cạnh. Rảnh một tý là nó sang bên phòng em ngồi chuyện, đủ các thứ chuyện trên giời dưới đất. Có những hôm các sếp đi họp , hai đứa ngồi nói chuyện từ sáng đến tối .


Rồi nó cũng chẳng biết tình cảm của nó và em bén rễ từ khi nào , chỉ biết xa em là nó nhớ, ăn nó cũng nhớ , ngủ nó cũng nhớ.

Em thương nó từ khi nào nó cũng không biết.

Buổi trưa giờ ăn cơm, mọi người đều về trại. Nhưng nó và em ở lại trường . Hai đứa tự nấu đồ ăn , ríu rít như chim , nó nhận phần rửa bát, em nhận phần nấu cơm .

Em trổ hết tài ra nấu những món ngon nhất. Có hôm nó vừa làm xong bản tổng kết , em đến từ phía sau nhẹ như hơi thở , em bịt mắt nó, bàn tay em mềm mại , thoang thoảng mùi nước hoa, nó cứ để im

Rồi em nói .....Đố biết hôm nay em nấu gì nào .

Nó thoáng nghĩ, hôm nay nhà trại cho ăn thịt bò , người già cũng như trẻ con, hai miếng thịt bò như hai quả mật. Hôm qua ăn cá, mỗi người một con cá thắt đuôi to bằng hai ngón tay. Hôm kia ăn cánh gà , mỗi người một cánh gà .

...Ăn thịt bò ..nó nói
Sai ..cho nói lại.....nó nói ăn ..cánh gà ..
Sai ...cho nói lại....Chịu thua , nó nói.

Em buông tay ra , ngồi sát vào , đầu ngả vào vai nó nói anh sao biết được , hôm nay em nấu.... Canh riêu cua . Nó tưởng em nói đùa , trong trại lấy đâu ra cua mà nấu . Quả cà chua , cây rau thơm cũng phải nhờ người ta mua từ bên ngoài , mà rễ dầu gì mang lọt vào trại . Có khi bị cảnh sát thu hết . mất tiền mà không được ăn.

Rồi em thúc nó ..Xong chưa , anh xong việc chưa. Mồm nói mà tay em đã kéo nó đi về phòng ăn .

trên bàn là hai bát tô canh riêu cua, thịt cua đỏ như gạch nổi xung quanh miệng tô , trông thật ngon. Nó không thể hiểu em nấu kiểu gì , trong trại giam thế này lấy đâu ra những thứ cần có để chế tạo một bát canh riêu cua .

Đã gần năm năm trời trong trại cấm , hôm nay nó mới được ăn canh riêu cua. Nó ăn hết bát canh mà vẫn không hiểu làm sao em giỏi thế. Chỉ biết nói giỏi giỏi .

Ăn xong em tiết nộ cho nó biết , em nấu canh riêu cua bằng.........Cá

Nó càng phục lăn , giỏi giỏi em là người đầu tiên nó thấy nấu canh riêu cua bằng ...Cá, nhưng ăn thì y hệt canh cua.

Vì phải chờ học sinh khối chiều ,là khối cấp hai ra học, nên giờ nghỉ trưa có hai tiếng. Hai tiếng mà chúng nó thấy như là năm phút. Hôm nào ăn cơm xong em cũng ngả đầu vào vai nó thủ thỉ . Hai đứa quấn quýt như đôi sam , em lim dim chờ đợi , nó trao cho em những cái hôn nồng cháy. Em luồn tay vào tóc nó thì thầm , em muốn con gái đầu lòng , lớn lên con gái biết giúp mẹ rửa bát ...bố nó rửa bát dơ lắm .


Nó hạnh phúc ôm em trong tay , em thả cho bàn tay nó tự do trên thân thể ngọc ngà .
Cứ thế hai đứa bên nhau từ mùa đông sang mùa hè.




Nó vẫn vừa đi vừa hát..

chưa có bao giờ? đẹp như hôm nay.
Non nước mây trời lòng ta mê say.
Sóng nước trùng dương dài theo bờ cát
(Những cánh buồm rong chạy theo dòng cá)
Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát.
(Những dãy đảo xa đẹp như bài thơ)

Theo những cánh chim bầu trời bao la.
Con sóng "đung đưa thuyền ra khơi xa".
.........................

Thành bạn nó vẫn đi bên cạnh nó từ nãy giờ, bất ngờ nói ...Đến trường rồi . Nó như tỉnh ngủ , nhìn qua hàng rào sắt của trường, mọi hôm em đã đứng đó chờ nó rồi. Mà sao hôm nay không thấy em đâu.

Nó vội vàng đi tìm em , không thấy trong văn phòng , xuống phòng ăn cũng không thấy. Quái lạ ,,em đâu nhỉ , nó bắt đầu linh cảm có chuyện gì không vui...Hay là nó đã làm điều chi em giận . Nó lục lọi trong trí nhớ , nó quay lại thước phim mấy ngày qua . Tuyệt nhiên nó không phạm nỗi gì .

Buổi trưa nó đi dọc hành lang các lớp học , nó đi xuống phòng thể dục , nó đi đến phòng máy in . không thấy em , không thấy ai . Học sinh khối sáng đã về trại , phải hai tiếng nữa mới có học sinh khối chiều đến trường. Trường học vắng ngắt, mọi thứ im lìm. Hai tiếng nữa , học sinh khối chiều đến trường mà không có em đến cùng có nghĩa là em đã bị ốm , hay còn lý do nào khác.





Nó bắt đầu thấy sợ, sợ một điều mà nó không muốn tin . Vì dạo này mọi người ai cũng háo hức tìm mối lấy chồng , lấy vợ ngoài tự do . Chính sách đối với dân tị nạn đã thay đổi ,Chính phủ Hồng Kông và Liên Hiệp Quốc đang tìm cách cưỡng bức thuyền dân hồi hương.

Mọi người sợ phải về lại Việt Nam . Nếu mà bị trả lại Việt Nam thì biết ở chỗ nào , đa số mọi người khi ra đi đã bán hết nhà cửa , góp tiền góp vàng cho chuyến đi . Vả lại nếu có chỗ ở thì cũng biết làm gì mà ăn. Không những thế, người ta còn cười thối mũi ấy chứ .

Người về từ nước thứ 3 là kiều hối , còn dân trại cấm mà về thì chỉ là kiều thối ...Thối lắm chả ai muốn ngửi. Tiền không , thân thế không , lại bị coi là kẻ phản quốc , hám cơm thừa canh cặn của bọn tư bản . Ôi thôi đủ thứ ê chề.

Có lẽ vì vậy mà các mẹ , các chị các em đua nhau làm hôn thê với người ngoài trại, bất kể người ấy già hay trẻ , tốt hay sấu . bất kể là người Hông Kông hay nước nào .
Nhiều em nhờ người tìm được một mối tưởng là cũng OK , ai ngờ sau hôm ra phòng thăm nuôi gặp chồng tương lai cứ ôm chăn khóc . Hỏi ra mới biết chồng tương lai là ông già trên 60 , da đồi mồi , đi chống gậy .

Thực ra ở Hồng Kông không thiếu gì gái đẹp. nhưng những người phải vào trại tị nạn kiếm vợ là những người ngèo , hoặc là những người muốn tìm Ô-sin hợp pháp. Còn các chị , các em trong trại tị nạn thì chỉ cần thoát được cảnh giam cầm , không bị trả về Việt Nam là được . Lấy chồng già , lấy chồng què cụt , làm người hầu kẻ hạ nơi xứ người còn hạnh phúc hơn phải quay về Việt Nam.

Ở đây còn có cơ hội lấy chồng ngoại quốc, có nhục , có khổ cũng ít người biết, chứ về Việt Nam xếp hàng dài cả chục đứa, cho mấy ông già nước ngoài chọn như chọn heo còn nhục hơn.


Nó mải nghĩ miên man rồi bỏ cả cơm , chả thèm xuống phòng ăn. Cứ ngồi lì trong phòng đợi học sinh khối chiều đến trường . Sao thời gian chờ đợi lâu thế , có hai tiếng mà như mấy năm . Chiếc máy điều hòa cũ rích chạy hết công xuất, tiếng máy cứ ro ro làm nó vừa lóng ruột lại vừa bực mình . Nó nhìn qua cửa sổ. Bóng hai dãy nhà trường học nghiêng nghiêng in hình xuống sân xi măng im phăng phắc. Hai cánh cổng trại vẫn đóng im, chưa đến hai giờ.

Hôm nay nó mong học sinh đến sớm vì còn hy vọng Loan sẽ đi cùng học sinh đến trường. Chắc là sáng nay em bận gì thôi , nó tự an ủi mình. Cũng có thể buổi sáng hôm nay em tranh thủ đi khám ốm ở bệnh xá trong trại, vì mọi người vẫn thường làm thế mà.

Cuối cùng thì cũng đến 2 giờ , các thầy cô khối chiều cùng các em học sinh lục tục vào trường . Nó chạy ra tận cổng tìm em ,

Kia rồi , lòng mừng như thấy mẹ về chợ , nó đưa tay vuốt nhẹ mái tóc. Nhìn vào tấm kính cửa sổ xem dung nhan có thay đổi gì không . Vẫn thế , nó yên trí ngóng cổ nhìn . Loan đang đi cuối hàng , tít đằng kia , nhưng đúng Loan rồi làm sao nhầm được , mắt con trai mà . nó nghĩ bụng.

Rồi em cũng đến, hai tay em buông thõng , mắt em buồn rầu rầu như tầu lá chuối luộc.
Nó cầm tay em hỏi trong lo lắng . Sao vậy ..có chuyện chi Loan?

Em không trả lời , từ hai khóe mắt những dòng nước mắt cứ thế tuôn . Nó vội đưa em vào phòng , đỡ em ngồi . Thân em như sợi bún , em ngục vào ngực nó khóc nức nở , những giọt nước mắt ấm ấm thấm vào vai nó , vào má nó .

Mãi sau em mới kể cho nó biết , sáng nay em đã đi theo mẹ ra phòng thăm nuôi. Một người bạn của mẹ đã giới thiệu em với một người đàn ông ngoài tự do . Hắn không phải là người Tầu , hắn là người Việt, nhưng là dân nghiện ngập , tù tội , người hắn xanh lè toàn xăm trổ rồng phượng. Hắn đến Hông Kông trước thời hạn trại cấm , nên hắn không bị giam trong trại , nhưng hắn trộm cắp , nghiện ngập , suốt năm ở tù , hết nhà tù này sang nhà tù khác , hắn mới được ra tù mấy hôm nay . Người hắn gầy đét như que củi, hắn ở đây đã chục năm nhưng không nước nào nhận hắn.

Mẹ thúc em phải cứu lấy mẹ , mẹ nói mẹ không thể về Việt Nam . Khi đi vượt biên mẹ còn nợ chồng nợ chất. Bây giờ về ăn còn không có mà ăn , ở không có chỗ ở , lấy đâu trả nợ , Rồi họ đánh cho , bắt đi tù cũng khổ .



Nó nghe em nói mà như người đi trên mây , câu vào tai , câu ra ngoài. Thế là điều nó sợ đã đến. Rồi một ngày nó phải xa em , cuộc đời nó sẽ phải chẻ làm đôi , trái tim nó sẽ phải bửa làm hai . Phần trong trại cấm phần ngoài tự do.

Nó không trách em , không giận em . Ngược lại nó càng thương em hơn. Một thằng nghiện ngập ư , một thằng trộm cắp ư . Hắn sẽ vò em như vò chiếc lá , lá khô hắn sẽ quẳng ra đường. Ôi giao trứng cho ác ai mà không lo lắng.

Rồi bất ngờ em ôm chầm lấy nó , em hôn nó như chưa bao giờ được hôn. Em hôn nó như sợ ngày mai không được hôn nữa. Hơi thở em gấp gáp , ngực em lóng hổi tì vào nó, rồi em vít đầu nó suống ngực em . Rồi nó bế bổng em lên ....hai thân hình quằn quại.


Tiếng kẻng tan trường ....keng ..keng...keng.

Nhanh quá , thời gian khốn kiếp, sao ngươi đi nhanh vậy . Nó lẩm bẩm. Hai đứa rời nhau ra , chúng phải theo học sinh về trại . Buổi tối trại trường học không ai được ở lại. Em lại theo học sinh về trại của mình , nó theo học sinh về trại nó .

Phía trước anh Thủy tổng hiệu trưởng đang vừa đi vừa nói gì với Thành . Nó lặng lẽ lê bước chân lặng nề đi sau cùng. Nó không muốn ai nhìn thấy nước mắt nó đang rơi. chưa bao giờ nó thấy một ngày dài như ngày hôm nay.


Mặt trời đã ngả xuống dãy núi phía tây , ánh vàng trải rộng khắp trung tâm giam giữ, Qua hàng rào nó thấy đằng xa một con thuyền lẻ loi đang.. xa dần..xa.

No comments:

Post a Comment