Friday, July 31, 2009

giấc mơ mèo

Giọt nắng chiều trượt chân
Rơi xuống sân nhà mình
Có con mèo đứng lại
Nhìn giọt nắng thật xinh

Con mèo sướng đinh linh
Vui chơi cùng giọt nắng
Nghĩ nó cũng giống mình
Hai kiếp đời gặp mặt

Giọt nắng chiều e thẹn
Sợ lắm không chơi đâu
Ai thèm câu con mèo
Biết đâu mèo ăn chuột


Con mèo hơi giật thột
Ừ nhỉ nắng nói phải
Mèo quay đi nói lại
Bai nhé hạt nắng xinh

Nhưng phép lạ thiên đình
In hình nắng trong tim
Mèo ta ngủ lim dim
Vẫn mơ về hạt nắng

Giật mình tỉnh giấc mơ
Mèo tìm trong trống vắng
Khung cửa sổ soi nắng
Mèo gõ phím làm thơ.



.......................................................................



Chuyện rằng ngày xửa ngày xưa
Có con heo nhỏ đội mưa đi về
Đường đời lắm chuyện nhiễu khê
Heo kia trượt ngã bị phê mấy lần

Một hôm heo đứng tần ngần
Ở đâu mèo lạ bất thần nhả thơ
Thơ mèo toàn mộng với mơ
làm cho heo nhỏ ngẩn ngơ cả ngày

Heo rằng khốn cái ông này
Tại ông bánh vẽ ông đầy đọa tôi
Xin đừng ong bướm nói chơi
Bông hoa dẫu đẹp chỉ đôi ba thì

Mèo rằng chẳng có mấy khi
Yêu đời gõ phím có gì lạ đâu
Dẫu rằng trời có mưa ngâu
Mưa lâu thấm đất hoa sầu thành tươi

Mèo tui đâu dám có lười
Thấy heo ủn ỉn chỉ cười HÔNG CHÊ
HÔNG CHÊ thì mặc HÔNG CHÊ
Cớ sao mèo lạ làm phê heo nhà

Phê mà cũng cãi được ta?
Phê mà cũng cãi được ta?

giỗ mẹ





Chiều nay sao trống vắng
một mình nhìn mưa rơi
mà sao thấy bồi hồi
Nhớ mẹ già đi xa

Ngày bé ở quê ta
Trong mưa bom bão đạn
Mẹ băng qua ruộng cạn
Nuôi một đàn con thơ

Hố bom sâu làm hầm
vỏ trái đạn làm ly
Mẹ chăm con mọi thì
cả khi nắng khi mưa

bát cơm là hạt dưa
bát canh là nước suối
mẹ nhường con hạt muối
bát mẹ đầy nước mưa

Ngày gian khổ cũng qua
Con đi xa biền biệt
Có mấy khi về nhà
mẹ nhớ con da riết

Chiều nắng vàng ngọn cau
Mẹ lau dòng nước mắt
Thương con không gặp mặt
Con bây giờ nơi đâu

Ngày con về không gặp
Nắng đã tắt bên đồi
Con ngồi bên mộ đôi
Bà nội và mẹ tôi

mẹ ơi bà nội ơi
hôm nay con tạ tội
Xin Chúa TRời chứng giám
Mẹ tha tội cho con

Mẹ tha tội cho con


.....................................................................................




Giờ này ngày ấy năm xưa
Mặt trời khuất núi mẹ chưa thấy về
Nhớ mẹ con chạy ra đê
À ê tiếng khóc ngủ mê ngoài đồng

Kiếm cơm mẹ chạy chợ đông
Một mình mẹ gánh cả sông nước đầy
Chiều vàng tắt nắng chân mây
Mẹ còn lội nước trâu cầy ruộng sâu

Đêm khuya đốt lửa đèn dầu
Mẹ ngồi khâu áo gối đầu cho con
Bố đi xa biệt nước non
Mẹ ra chống bão để còn mái tranh

Chiều về nắng đổ quá nhanh
Con chưa báo hiếu mẹ thành tổ tiên
Theo mây con trải khắp miền
Hỏi thăm biển núi tìm hình mẹ ơi



..........................................








Nắng đổ ngọn cau một chấm vàng
Trời thu lạnh lẽo kiếp lang thang
Một mình ngồi nhớ về quê mẹ
Mộ mẹ xanh màu trong nghĩa trang

Mẹ đã xa rồi nơi thế gian
Để con thương tiếc mẹ vô vàn
Ước chi con có mẹ bên cạnh
Trời biển sao bằng quà Chúa ban

Con biết ngày đi mẹ rất thương
Mẹ thương con mẹ ngủ ngoài đường
Từ nay còn có ai chăm sóc
Con mẹ đói no chuyện bất thường

Mẹ gọi con về khi mẹ đi
Thều thào mẹ nói lời chia ly
Con quỳ tạ tội xin tha thứ
Nước mắt gắn dài chẳng đáng chi

Mộ địa nơi kia lạnh nước sông
Mẹ ơi ở tận phía trời đông
Có con đứng đó hong hình mẹ
Nước mắt lưng tròng chẩy tận trong.


...............................................................................








Nấm mồ
Căn nhà hoang lạnh giá
Rất xa mà rất gần
Hình như mẹ vẫn còn vá áo cho con
Con nhớ như in những ngày con lon ton theo mẹ
Con nhớ như in những ngày như gà con chiêm chiếp theo bầy
Hôm nay
Mẹ đã là người thiên cổ
Mẹ về với tiên tổ
loài người?

Mẹ đi
Trái đất cũng đi
Trăng đêm không còn, mặt trời đã tắt
Gió bỏ đi mất, mây bay hướng nào không còn gì cả
Mẹ ơi! con giờ đây như cánh hạc bay một mình
Không định bờ bến
Đi đâu?

Mình con lang thang
Con đi tìm mẹ khắp bốn phương trời xa ngắt
Đến cả những vùng lạnh ngắt lạnh ngơ
lơ phơ cỏ lạ
lá vàng

Nơi con đến chẳng khác quê ta
Cũng sóng lớn cũng đồi cao gió cả
Cũng nhiều mả
Tối đen

Con chỉ ước tìm ra nơi mẹ ở
Có phải mẹ ở tận chân trời góc bể

Con đi

Con chỉ mong đến bên chân mẹ
Có phải mẹ ở trên mây ngàn gió núi

Con đến

Mẹ ơi! mẹ ở đâu , mẹ ở đâu ?

.................................................................................






À ơi con ngủ cho ngoan
Tiếng ru của mẹ vắt ngang lưng trời
Chiều nay nắng ngã rụng rời
Chìm trong trống vắng thấy đời mẹ tôi

Đồng chiêm nước lụt sóng bồi
Một vai mẹ gánh cả đồi ước mơ
Đàn con chiêm chiếp ngây thơ
Mẹ chăm mẹ tưới cho mơ được mùa

Mưa bom bão đạn như đùa
Bo bo hạt mạch cúng chùa thắp hương
Thân gầy vai mỏng trên nương
Củ khoai hạt bắp nắng sương mẹ từng

Bão qua nước rút chưa mừng
Nắng kia đã khuất muôn trùng núi non
Lần trong ký ức lối mòn
À ơi tiếng mẹ vẫn còn đâu đây.

TRƯỜNG TCI

Tối hôm qua nó thức khuya chấm điểm thi cho học sinh , sáng bảnh mắt rồi mà nó vẫn say sưa kéo gỗ. Đến khi anh Hiền người trong tổ chia cơm ở trong buồng đập thành giường đánh thức .

..keng ..keng ..keng …… Dậy dậy lấy đồ ăn , bộ hôm nay tính không đi làm hả?

Nó giật mình, liếc nhìn đông hồ . Ui đã 6.30h sáng . Nó chồm dậy , ngoài sân học sinh khối sáng đang lục tục kéo nhau ra cổng trại xếp hàng.

Trời mùa hè , đêm ngắn ngày dài. Vừa chợp mắt đã thấy sáng ,ánh sáng chan hòa rực rỡ, từng tia nắng sớm soi qua cửa sổ vào tận giường nó đang nằm, bực thật. Nhưng mệt thì mệt vẫn phải dậy đi làm chứ, léng phéng mấy bà tây giám đốc cho nghỉ việc luôn.

Nó ở trại cấm một mình , người nhà nước thư ba không có , tiếp tế bên ngoài tự do cũng không , phải cẩn thận , nghĩ vậy nó nhanh nhẹn vắt cái khăn mặt , với tay lấy cái bàn trải đanh răng rồi tụt xuống dưới , cái giường sắt ba tầng kêu két két , hai gia đình ở bên dưới nó thì vẫn kéo kín mà gió ngủ im , chắc đêm qua họ xem phim trưởng Hồng Kông . Dạo này trên kênh TV chiếu nhiều phim trưởng dài tập lắm , nhưng nó đâu có thời gian mà xem , vì phim trưởng thường chiếu vào khuya , mãi đến ngần sáng mới kết thúc.

Không khẩn trương đi làm , mất việc là khốn.
Công việc trong trại tị nạn đâu có nhiều , xin được cái xuất gõ đầu trẻ con như nó cũng là cái phúc trời cho , chứ người nhiều việc ít , kiếm việc đâu có rễ .

Những việc nhẹ nhàng trong trại thì con em bọn đầu gấu nó chiếm hết , chả bao giờ đến lượt nó . Mà ai không phải là con em lãnh đạo trại thì cũng phải cúng biếu cái gì đó thì mới may ra có cái xuất đi rửa nhà vệ sinh , hay đi quét rác quanh trại .

Hồi năm ngoái nó nộp đơn xin phỏng vấn làm giáo viên tiếng Anh . Cả trại mấy ngìn người họ chỉ cần một giáo viên tiếng anh , may sao qua phỏng vấn nó lại được nhận. Tuy lương giáo viên trong trại chỉ bằng 1/10 ngoài tự do , nghĩa là mỗi tháng nó được $180 HK . Trong trại cấm số tiền đó cũng là ước mơ của nhiều người , nó sẽ giải quyết khối thứ .

Nó đi xuống đến cuối buồng , chà …...Đông người quá , đúng là giờ cao điểm , vì buồng hơn trăm con người chỉ có hai cái vòi. Nước chẩy dò dò như nước đái bò. Hồi mới vào trại thì cũng ok lắm , nghĩa là nước chẩy nhanh , mọi người rửa cũng nhanh. Nhưng bây giờ mới sau vài năm, bao nhiêu hệ thống nước người ta xây cho đều bị mọi người đập phá . Người ở đầu nguồn đập ống nước ra để cho nước chẩy nhanh hơn , cho nên nước ở cuối nguồn chỉ còn chẩy nhỏ giọt .

Mà không hiểu sao cái dân Việt mình ở đâu cũng giỏi phá , giỏi đánh giết nhau . Còn nhớ ngày ở Việt nam , công ty mới nhận từ bên Liên Xô mấy cái máy camax mới toanh , vừa về đến công ty , chưa kịp đưa vào sử dụng thì đã bị vặt trụi hết , đến khi mang vào sử dụng thì mất đủ thứ , không thể vận hành được.

Ngày đó máy móc thiết bị nhập từ Liên xô có hàng chữ cccp , chúng nó đọc thành Các chú cứ phá…

Ôi... cả nước phá , người công nhân chân đất thì ăn cắp cục sắt vụn. Cán bộ lớn thì ăn cắp dự án , ăn cắp kế hoạch.



Mãi rồi nó cũng làm xong cái thủ tục buổi sáng , không kịp ăn sáng , nó thay quần áo rồi cầm vội cái cặp giấy tờ, vừa đi vừa chạy ra cổng trại.

Mọi người đã xếp hàng đầy đủ , mấy trăm học sinh của hai phân trại 3 và 4 đang đứng thành hàng cho cảnh sát đếm . Việc đếm người được thực hiện mỗi khi có người ra hay vào trại . Học sinh và giáo viên đều phải xếp hàng cho cảnh sát đếm và khám xét , nếu ai vi phạm nội quy , sẽ không được ra hay vào .

Buổi sáng gió thổi từ biển mát rượi , hôm nay gió to , mấy cuộn dây kẽm gai bên trên hàng rào rung lên từng hồi . Phải nói không khí ở đây trong lành hơn cái ngày còn ở trại Samsuipo . Ngày ấy tuy ở giữa thành phố nhưng không khí thì ngột ngạt , xe cộ chạy rầm rầm ngày đêm . Ở đây xa thành phố , lại sát biển , yên tĩnh hơn .

Nó đến muộn nên đứng sau cùng , phía trước cảnh sát đang khám mấy người phiên dịch đưa người đi viện . Lại phải đợi khám , đợi đếm . Có những ngày đứng mỏi cả chân , ai đời xếp hàng từ 6 h sáng mà đến 8h cảnh sát chưa đếm song. Mất toi hai tiếng.

Họ khám những người phiên dịch lâu hơn , vì những người này có nhiệm vụ đưa bệnh nhân đi ra bệnh viện ngoài tự do , khi về thường có đồ giấu trong người. Trong mỗi phân trại đều có trạm y tế , nhưng những người bệnh nặng vẫn phải ra bệnh viện ngoài thành phố .

Những người phiên dịch sau khi đưa người bệnh nhân đến viện là tranh thủ đi chợ , họ là nguồn cung cấp quan trọng những mặt hàng trong trại không có , như thuốc lá thơm , bánh , kẹo , kim , chỉ quần áo ..v..v..trăm thứ khác nhau.

Bà con trong trại ai muốn mua gì , cứ gửi , tất nhiên là họ phải ăn lãi . Vì thế những người phiên dịch trong trại họ làm giầu. Tuy nhiên làm ăn thì cũng có những vận đen đỏ . Thi thoảng họ bị cảnh sát trại khám tịch thu hết hàng , thế là mất hết.






Mặt trời mùa hè đã lên khỏi đỉnh núi bạc đầu, ánh nắng xuyên qua hàng rào gay gắt. Mấy người đã xòe ô lên che đầu, mấy đứa học sinh thì đặt quyển tập nên đầu. Vừa mới sáng mà đã oi oi , ai đó lẩm bẩm. Đột nhiên nó thấy anh Thủy đi về phía nó.

Anh Thủy tổng hiệu trưởng sáng nào cũng hỗ trợ cảnh sát đếm học sinh .
Anh dong dỏng cao , khuôn mặt hiền từ phúc hậu , mái đầu đã bạc trắng từ khi nào.
Hồi ở Việt nam anh Thủy là giáo viên kỳ cựu trường cấp 3 thành phố Hòn Gai . Vợ anh cũng là giáo viên dậy giỏi . Hai anh chị cũng đến Hồng Kông cùng năm 1989 với nó.

Mọi người trong trường ai cũng tôn trọng , một phần họ cảm phục tài năng , một phần họ yêu mến tính đức độ của hai anh chị .

Anh đến ngần nó rồi nói vừa đủ nó nghe . Thành đâu ?

Ừ nhỉ . Thành đâu nhỉ , bây giờ nó mới nhớ đến thằng bạn nó . Thằng Thành nó ở cùng trại nhưng khác buồng ..Buồng 3A ..nên nó vẫn thường gọi là Thành 3A.

Nó không biết trả lời ông tổng hiệu trưởng ra sao. Nó cứ tưởng mình là người đến muộn nhất , ai ngờ còn thiếu Thành . Tối qua nó với Thành cùng thức khuya làm tổng kết điểm cho học sinh.

Những người ra vào trại thường xuyên như bọn nó đã được đăng ký với cảnh sát . Việc vắng mặt là phải báo trước cho người ta . Nếu không có lý do là tất cả mọi người phải đợi, phải tìm , vì cảnh sát luôn nghi ngờ thuyền dân chốn trại.

Mấy trăm giáo viên và học sinh khối sáng lại phải đứng đợi , mỏi chân , chói nắng. Mấy người phía trước đã tỏ ra bực mình , có người đang lằm bằm….....Thức khuya cho lắm vào... bây giờ đi đâm hàng rào , người thì như con cào cào .

Vừa lúc ấy thì Thành xuất hiện , đúng là cào cào di động . Nó cao ngổng cao ngều như cây nêu ngày tết, vừa đi vừa ngáp ngủ . Trông nó thế mà một thời khét tiếng , đi đâu cũng có miếng. Từng khoác áo đại úy , chỉ huy trưởng một con tầu quân cảnh của đặc khu Quảng Ninh , oai ra phết.

Mọi người thấy nó thì thở phào, Ai cũng như trút được gánh nặng , nếu không có nó, mọi người cứ phải đứng hứng nắng không biết đến khi nào .


Tiếng mở cổng bắt đầu lạch cạch , Cái dây xích chó to tổ bố va vào nhau kêu chói tai, cái cổng sắt nặng hàng tấn từ từ mở ra . Học sinh lần lượt đi ra theo hàng một . Đi dọc hàng rào kẽm gai, con đường duy nhất dẫn ra trại TCI , hai bên đường là các trại thuyền dân. Các giáo viên chủ nhiệm phải đi kèm theo lớp của mình.

Đoạn đường từ trại 4 nơi nó ở đến trường học chỉ khoảng 1 cây số . Nhưng ngày nào cũng phải mất 2 tiếng mới đi đến nơi.

Nó khoái chí vừa đi vừa hát, gió vẫn thổi mạnh , mang theo mùi cá biển tanh tanh lồng lồng . Phải nói ra khỏi trại , đi ra ngoài một lát cũng thấy sướng. Cái không khí bên ngoài trại khác hẳn ở trong, mặc dù gió biển thổi vào cùng lúc, nhưng ở ngoài nó có cái cảm giác của tự do . Thực tế nó vẫn trong trung tâm giam giữ , vì trại tị nạn nơi nó ở với trại trường học TC1 đều nằm trong trung tâm giam giữ , bốn bên , khắp nơi chỗ nào cũng thấy kẽm gai.

Khối người mong được đi như nó mà không đi được , suốt ngày phải sống trong bốn bức tường rào , tương lai thì mù mịt . Dạo này báo chí đưa tin các nước không nhận tị nạn Việt nam nữa . Liên Hiệp Quốc đang họp tìm cách đưa chúng nó về lại Việt Nam .

Nhưng nó kệ . ..Nó chẳng thiết nghĩ đến việc đó , nước nổi thì bèo nổi . Về thì về cả trăm cả ngàn chứ đâu mình nó.

Nó vừa đi vừa hát ..

Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay......
non nước mây trời lòng ta mê say......


Giữa hàng ngàn người đang buồn chán về tương lai thì nó lại vui. Có người nói nó là thằng khùng , sống trong đống kẽm gai lùng bùng mà thần kinh vẫn trùng .

Không ai biết tại sao nó lại khùng, chỉ một mình nó biết. Nó vui vì........


Ở trường học có một người giờ này đang đợi nó ..... Bạn gái nó tên Loan .

Loan là cô gái trẻ đẹp , tóc ngang vai , hai má lúc nào cũng ửng hồng . Em rất giỏi tiếng Anh , vui tính và hay hát. Hình như cuộc sống trong trại cấm lại là nơi thiên đàng của em . Còn ở Việt Nam thì buồn.

Nghe em kể thì em đến từ thành phố hoa phượng đỏ , nhưng em không đỏ tí nào . Em lớn lên không biết bố mình là ai. Sống với mẹ, hai mẹ con đầu tắt mặt tối tần tảo nuôi nhau , kiếm bữa cơm bữa cháo cũng không được . May mà có người bà con cho đi ké đến Hông Kông.

Đến trại tị nạn em tự học thêm tiếng Anh , nhờ trí thông minh , lại có chút năng khiếu ngoại ngữ , em vượt qua được nhiều đối thủ để trở thành phiên dịch cho nhân viên Liên Hiệp Quốc.

Hoa đẹp thì lại lắm ong bướm, mấy anh chàng độc thân thấy em ở đâu là tạo dáng ở đấy , là múa mép dẻo như kẹo. Cả mấy anh có vợ có con rồi thấy em cũng thích , cười duyên híp hết cả mắt mũi. Xung quanh em lúc nào cũng ồn ào . Hết anh này gọi Loan ơi... anh kia Loan à ...

Tội nghiệp cô bé cả tin lại hay thương người . Ai gọi cũng dạ , ai nhờ cũng vâng , chờ em chút. em có ngay. Rồi vừa đi vừa nhẩy chân sáo .
Buổi chiều học sinh đứng điểm danh đầy sân , em đi ngang qua như nàng tiên giáng thế . Cả trường mấy ngìn học sinh và giáo viên mỏi mắt nhìn theo.

Hồi nó mới được ra TCI làm , ngày đầu gặp em nó ngỡ là mơ . Ngày hôm ấy đi làm về bỏ quên cả cơm chiều không ăn . Tối hôm ấy nó viết ngay một câu thơ ..

Người đâu mà đẹp kiêu sa
Mới gặp một buổi làm ta mất hồn
.....

Thế là từ đó nó như bị nam châm hút, Ở trong trại thì thôi chứ đi làm là kiểu gì nó cũng tìm cách gặp được em một lần. Rồi hình như ông Trời cũng thương nó , nó được điều về làm văn phòng , thôi không gõ đầu trẻ con . Nó được làm trợ lý tổng hiệu trưởng. Nghe cái tên thì oách lắm, nhưng thực ra là giúp việc cho anh Thủy.

Về văn phòng ngồi làm việc với một đống giấy tờ ,lại giáp mặt các sĩ quan , hơi rát mặt nhưng nó vẫn vui . vui vì có lý do gặp Loan nhiều hơn. Văn phòng của em ngay bên cạnh. Rảnh một tý là nó sang bên phòng em ngồi chuyện, đủ các thứ chuyện trên giời dưới đất. Có những hôm các sếp đi họp , hai đứa ngồi nói chuyện từ sáng đến tối .


Rồi nó cũng chẳng biết tình cảm của nó và em bén rễ từ khi nào , chỉ biết xa em là nó nhớ, ăn nó cũng nhớ , ngủ nó cũng nhớ.

Em thương nó từ khi nào nó cũng không biết.

Buổi trưa giờ ăn cơm, mọi người đều về trại. Nhưng nó và em ở lại trường . Hai đứa tự nấu đồ ăn , ríu rít như chim , nó nhận phần rửa bát, em nhận phần nấu cơm .

Em trổ hết tài ra nấu những món ngon nhất. Có hôm nó vừa làm xong bản tổng kết , em đến từ phía sau nhẹ như hơi thở , em bịt mắt nó, bàn tay em mềm mại , thoang thoảng mùi nước hoa, nó cứ để im

Rồi em nói .....Đố biết hôm nay em nấu gì nào .

Nó thoáng nghĩ, hôm nay nhà trại cho ăn thịt bò , người già cũng như trẻ con, hai miếng thịt bò như hai quả mật. Hôm qua ăn cá, mỗi người một con cá thắt đuôi to bằng hai ngón tay. Hôm kia ăn cánh gà , mỗi người một cánh gà .

...Ăn thịt bò ..nó nói
Sai ..cho nói lại.....nó nói ăn ..cánh gà ..
Sai ...cho nói lại....Chịu thua , nó nói.

Em buông tay ra , ngồi sát vào , đầu ngả vào vai nó nói anh sao biết được , hôm nay em nấu.... Canh riêu cua . Nó tưởng em nói đùa , trong trại lấy đâu ra cua mà nấu . Quả cà chua , cây rau thơm cũng phải nhờ người ta mua từ bên ngoài , mà rễ dầu gì mang lọt vào trại . Có khi bị cảnh sát thu hết . mất tiền mà không được ăn.

Rồi em thúc nó ..Xong chưa , anh xong việc chưa. Mồm nói mà tay em đã kéo nó đi về phòng ăn .

trên bàn là hai bát tô canh riêu cua, thịt cua đỏ như gạch nổi xung quanh miệng tô , trông thật ngon. Nó không thể hiểu em nấu kiểu gì , trong trại giam thế này lấy đâu ra những thứ cần có để chế tạo một bát canh riêu cua .

Đã gần năm năm trời trong trại cấm , hôm nay nó mới được ăn canh riêu cua. Nó ăn hết bát canh mà vẫn không hiểu làm sao em giỏi thế. Chỉ biết nói giỏi giỏi .

Ăn xong em tiết nộ cho nó biết , em nấu canh riêu cua bằng.........Cá

Nó càng phục lăn , giỏi giỏi em là người đầu tiên nó thấy nấu canh riêu cua bằng ...Cá, nhưng ăn thì y hệt canh cua.

Vì phải chờ học sinh khối chiều ,là khối cấp hai ra học, nên giờ nghỉ trưa có hai tiếng. Hai tiếng mà chúng nó thấy như là năm phút. Hôm nào ăn cơm xong em cũng ngả đầu vào vai nó thủ thỉ . Hai đứa quấn quýt như đôi sam , em lim dim chờ đợi , nó trao cho em những cái hôn nồng cháy. Em luồn tay vào tóc nó thì thầm , em muốn con gái đầu lòng , lớn lên con gái biết giúp mẹ rửa bát ...bố nó rửa bát dơ lắm .


Nó hạnh phúc ôm em trong tay , em thả cho bàn tay nó tự do trên thân thể ngọc ngà .
Cứ thế hai đứa bên nhau từ mùa đông sang mùa hè.




Nó vẫn vừa đi vừa hát..

chưa có bao giờ? đẹp như hôm nay.
Non nước mây trời lòng ta mê say.
Sóng nước trùng dương dài theo bờ cát
(Những cánh buồm rong chạy theo dòng cá)
Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát.
(Những dãy đảo xa đẹp như bài thơ)

Theo những cánh chim bầu trời bao la.
Con sóng "đung đưa thuyền ra khơi xa".
.........................

Thành bạn nó vẫn đi bên cạnh nó từ nãy giờ, bất ngờ nói ...Đến trường rồi . Nó như tỉnh ngủ , nhìn qua hàng rào sắt của trường, mọi hôm em đã đứng đó chờ nó rồi. Mà sao hôm nay không thấy em đâu.

Nó vội vàng đi tìm em , không thấy trong văn phòng , xuống phòng ăn cũng không thấy. Quái lạ ,,em đâu nhỉ , nó bắt đầu linh cảm có chuyện gì không vui...Hay là nó đã làm điều chi em giận . Nó lục lọi trong trí nhớ , nó quay lại thước phim mấy ngày qua . Tuyệt nhiên nó không phạm nỗi gì .

Buổi trưa nó đi dọc hành lang các lớp học , nó đi xuống phòng thể dục , nó đi đến phòng máy in . không thấy em , không thấy ai . Học sinh khối sáng đã về trại , phải hai tiếng nữa mới có học sinh khối chiều đến trường. Trường học vắng ngắt, mọi thứ im lìm. Hai tiếng nữa , học sinh khối chiều đến trường mà không có em đến cùng có nghĩa là em đã bị ốm , hay còn lý do nào khác.





Nó bắt đầu thấy sợ, sợ một điều mà nó không muốn tin . Vì dạo này mọi người ai cũng háo hức tìm mối lấy chồng , lấy vợ ngoài tự do . Chính sách đối với dân tị nạn đã thay đổi ,Chính phủ Hồng Kông và Liên Hiệp Quốc đang tìm cách cưỡng bức thuyền dân hồi hương.

Mọi người sợ phải về lại Việt Nam . Nếu mà bị trả lại Việt Nam thì biết ở chỗ nào , đa số mọi người khi ra đi đã bán hết nhà cửa , góp tiền góp vàng cho chuyến đi . Vả lại nếu có chỗ ở thì cũng biết làm gì mà ăn. Không những thế, người ta còn cười thối mũi ấy chứ .

Người về từ nước thứ 3 là kiều hối , còn dân trại cấm mà về thì chỉ là kiều thối ...Thối lắm chả ai muốn ngửi. Tiền không , thân thế không , lại bị coi là kẻ phản quốc , hám cơm thừa canh cặn của bọn tư bản . Ôi thôi đủ thứ ê chề.

Có lẽ vì vậy mà các mẹ , các chị các em đua nhau làm hôn thê với người ngoài trại, bất kể người ấy già hay trẻ , tốt hay sấu . bất kể là người Hông Kông hay nước nào .
Nhiều em nhờ người tìm được một mối tưởng là cũng OK , ai ngờ sau hôm ra phòng thăm nuôi gặp chồng tương lai cứ ôm chăn khóc . Hỏi ra mới biết chồng tương lai là ông già trên 60 , da đồi mồi , đi chống gậy .

Thực ra ở Hồng Kông không thiếu gì gái đẹp. nhưng những người phải vào trại tị nạn kiếm vợ là những người ngèo , hoặc là những người muốn tìm Ô-sin hợp pháp. Còn các chị , các em trong trại tị nạn thì chỉ cần thoát được cảnh giam cầm , không bị trả về Việt Nam là được . Lấy chồng già , lấy chồng què cụt , làm người hầu kẻ hạ nơi xứ người còn hạnh phúc hơn phải quay về Việt Nam.

Ở đây còn có cơ hội lấy chồng ngoại quốc, có nhục , có khổ cũng ít người biết, chứ về Việt Nam xếp hàng dài cả chục đứa, cho mấy ông già nước ngoài chọn như chọn heo còn nhục hơn.


Nó mải nghĩ miên man rồi bỏ cả cơm , chả thèm xuống phòng ăn. Cứ ngồi lì trong phòng đợi học sinh khối chiều đến trường . Sao thời gian chờ đợi lâu thế , có hai tiếng mà như mấy năm . Chiếc máy điều hòa cũ rích chạy hết công xuất, tiếng máy cứ ro ro làm nó vừa lóng ruột lại vừa bực mình . Nó nhìn qua cửa sổ. Bóng hai dãy nhà trường học nghiêng nghiêng in hình xuống sân xi măng im phăng phắc. Hai cánh cổng trại vẫn đóng im, chưa đến hai giờ.

Hôm nay nó mong học sinh đến sớm vì còn hy vọng Loan sẽ đi cùng học sinh đến trường. Chắc là sáng nay em bận gì thôi , nó tự an ủi mình. Cũng có thể buổi sáng hôm nay em tranh thủ đi khám ốm ở bệnh xá trong trại, vì mọi người vẫn thường làm thế mà.

Cuối cùng thì cũng đến 2 giờ , các thầy cô khối chiều cùng các em học sinh lục tục vào trường . Nó chạy ra tận cổng tìm em ,

Kia rồi , lòng mừng như thấy mẹ về chợ , nó đưa tay vuốt nhẹ mái tóc. Nhìn vào tấm kính cửa sổ xem dung nhan có thay đổi gì không . Vẫn thế , nó yên trí ngóng cổ nhìn . Loan đang đi cuối hàng , tít đằng kia , nhưng đúng Loan rồi làm sao nhầm được , mắt con trai mà . nó nghĩ bụng.

Rồi em cũng đến, hai tay em buông thõng , mắt em buồn rầu rầu như tầu lá chuối luộc.
Nó cầm tay em hỏi trong lo lắng . Sao vậy ..có chuyện chi Loan?

Em không trả lời , từ hai khóe mắt những dòng nước mắt cứ thế tuôn . Nó vội đưa em vào phòng , đỡ em ngồi . Thân em như sợi bún , em ngục vào ngực nó khóc nức nở , những giọt nước mắt ấm ấm thấm vào vai nó , vào má nó .

Mãi sau em mới kể cho nó biết , sáng nay em đã đi theo mẹ ra phòng thăm nuôi. Một người bạn của mẹ đã giới thiệu em với một người đàn ông ngoài tự do . Hắn không phải là người Tầu , hắn là người Việt, nhưng là dân nghiện ngập , tù tội , người hắn xanh lè toàn xăm trổ rồng phượng. Hắn đến Hông Kông trước thời hạn trại cấm , nên hắn không bị giam trong trại , nhưng hắn trộm cắp , nghiện ngập , suốt năm ở tù , hết nhà tù này sang nhà tù khác , hắn mới được ra tù mấy hôm nay . Người hắn gầy đét như que củi, hắn ở đây đã chục năm nhưng không nước nào nhận hắn.

Mẹ thúc em phải cứu lấy mẹ , mẹ nói mẹ không thể về Việt Nam . Khi đi vượt biên mẹ còn nợ chồng nợ chất. Bây giờ về ăn còn không có mà ăn , ở không có chỗ ở , lấy đâu trả nợ , Rồi họ đánh cho , bắt đi tù cũng khổ .



Nó nghe em nói mà như người đi trên mây , câu vào tai , câu ra ngoài. Thế là điều nó sợ đã đến. Rồi một ngày nó phải xa em , cuộc đời nó sẽ phải chẻ làm đôi , trái tim nó sẽ phải bửa làm hai . Phần trong trại cấm phần ngoài tự do.

Nó không trách em , không giận em . Ngược lại nó càng thương em hơn. Một thằng nghiện ngập ư , một thằng trộm cắp ư . Hắn sẽ vò em như vò chiếc lá , lá khô hắn sẽ quẳng ra đường. Ôi giao trứng cho ác ai mà không lo lắng.

Rồi bất ngờ em ôm chầm lấy nó , em hôn nó như chưa bao giờ được hôn. Em hôn nó như sợ ngày mai không được hôn nữa. Hơi thở em gấp gáp , ngực em lóng hổi tì vào nó, rồi em vít đầu nó suống ngực em . Rồi nó bế bổng em lên ....hai thân hình quằn quại.


Tiếng kẻng tan trường ....keng ..keng...keng.

Nhanh quá , thời gian khốn kiếp, sao ngươi đi nhanh vậy . Nó lẩm bẩm. Hai đứa rời nhau ra , chúng phải theo học sinh về trại . Buổi tối trại trường học không ai được ở lại. Em lại theo học sinh về trại của mình , nó theo học sinh về trại nó .

Phía trước anh Thủy tổng hiệu trưởng đang vừa đi vừa nói gì với Thành . Nó lặng lẽ lê bước chân lặng nề đi sau cùng. Nó không muốn ai nhìn thấy nước mắt nó đang rơi. chưa bao giờ nó thấy một ngày dài như ngày hôm nay.


Mặt trời đã ngả xuống dãy núi phía tây , ánh vàng trải rộng khắp trung tâm giam giữ, Qua hàng rào nó thấy đằng xa một con thuyền lẻ loi đang.. xa dần..xa.

Wednesday, July 29, 2009

thơ vụn

ĐÃ ĐỜI

Ước chi còn tuổi thơ ngây
Cưởi chuồng ra tắm hồ tây ban ngày
Mấy cô gái trẻ bóng cây
Má hồng mặt đỏ chỉ tay, đã đời



SOI GƯƠNG


Nhìn ngang nhìn dọc nhìn nghiêng
Hình ai xa lạ trong gương nhà mình
Từ ngày bén một chữ tình
Đổi cười ra khóc mặt xinh ra buồn



GIẬT MÌNH


Nửa đêm tỉnh giấc mơ màng
Hình như có gió đem nàng vào đây
Quơ tay nắm được chiếc giầy
Ánh đèn bạc trắng xoi đầy lệ rơi

Sunday, July 26, 2009

về quê





Ừ nhỉ anh về thăm cố đô
Quê nhà ruộng lúa đất cằn khô
Bao em bé nhỏ còn chân đất
Thương lắm quê mình đất nhấp nhô

Anh vắng quê nhà đã lâu năm
Đã xa biền biệt mấy trăng rằm
Ngày về không biết em còn nhớ
Để được sang nhà đến viếng thăm

Em nhớ không em ngày biệt ly
Phương trời xa vắng lệ trào mi
Như thuyền đứng đợi người quân tử
Sào cắm bến sông luống một thì

Thôi nhé từ nay không dám xa
Từ nay ở lại mãi quê nhà
Cho cành mai nở màu vàng thắm
Em bé nhà quê vui có quà


XIN LỖI





Thế nhé em chờ anh nhé em
Cho dù nhà vắng cửa cài then
Và bao đêm thức em không ngủ
Khuya lắm mình em thư mở xem

Có phải tại anh hám sự giàu
Mà anh ôm ấp cái đau lâu
Cho anh xin lỗi lần này nhé
Cạch mãi sự giàu chẳng thích đâu

Có phải tại anh bạc trắng vôi
Mau quên người đó đã xa rồi
Cho anh xin lỗi một lần nữa
Ngày về anh sẽ đền em thôi

Đường phố hôm nay vắng bóng người
Chim trời bay lẻ chẳng cùng đôi
Nhớ em anh viết dăm ba chữ
Em đọc xong rồi đừng để trôi

Saturday, July 25, 2009

Chuyển trại

Thế là mình đã ở trong trại một năm rồi , nhanh thật. Giờ này năm ngoái 1989 đến Hông Kông còn như gà công nghiệp. Hết nhìn nhà cao tầng mỏi cổ , lại mắt chữ A mồm chữ
O nhìn xe chạy trên phố ngược xuôi.

Sáng nay mình dậy sơm hơn thường lệ , có thể do tối qua mình ngủ sớm. Dạo này trong trại khá yên tĩnh , mặc dầu nạn đầu gấu , nạn trộm cắp vẫn còn nhiều, nhưng đánh nhau to phân chia miền vùng thì hình như không còn . Vì qua hai trận đánh nhau kể từ khi nhập trại đã có một số anh hùng được chuyển đi nơi khác , vài người chết.

Và cũng có thể sau khi phân chia ngôi thứ , các đồng chí lãnh đạo đã toại nguyện với nguyện vọng , đang còn say xua với chiến thắng, họ chưa có lý do để đãnh nhau tiếp.

Ngoài trời đèn vẫn còn sáng, mặt trời chưa lên mà trời đã thấy oi oi . Mình vắt cái khăn mặt lên vai , cầm cái bàn chải đánh răng , sách cái xô nhựa màu vàng trại mới phát đi ra nhà tắm ,

Tưởng mình đã dậy sớm , đến nhà tắm mới biết mình chưa phải là sớm. Trong nhà tắm đã đầy người . ôi dào cả trăm người trần như nhộng, đủ các loại kích cỡ .

Góc đằng kia mấy bác già đang trêu chọc nhau cười như chợ vỡ, có cả bác Tuyên đại tá .
Ông già Tuyên cười cười nói ngày xưa trong trại tù Nam Hà bắc Việt nam đi tắm không dám để trần truồng như vầy , nếu ai để cán bộ nhìn thấy chim là ăn đòn ngay, vì phạm tội coi cán bộ chẳng là cái con c.. gì.

Đứng bên cạnh bác tuyên là một ông đầu hói còn mỗi một ít tóc sau gáy , ấy là ông Thắng Hà Nội , bây giờ mọi người gọi kèm cái tên địa phương để rễ phân biệt với những người trùng tên.

Ông Thắng to béo , bụng chẩy một rổ mỡ , hai má phinh phính như má cụ nghị . con chim thì chẳng thấy đâu , bé tí như quả ớt thóc. Người ta nói ông Trời công bằng lắm , được cái này thì mất cái kia. Ông Thắng ngày trước làm quan to trong phòng đối ngoại ở Hà Nội , đi công cán nước ngoài nước trong liên tục. Ăn hút đủ thứ sung sướng lắm , nhưng mà càng ăn hút ông lại càng béo , con chim ông lại càng teo đi mới lạ chứ , Ông nói nhiều khi đi cùng phái đoàn đối ngoại ra nước ngoài , sau giờ họp, mấy ông dủ nhau đi chơi gái tây . Ông thềm muốn chơi mà chẳng có đồ chơi , chim ông bị cái bụng mỡ nó che kín , thụt lại như con giun , mỗi lần chơi gái Ông phải bắt cái lưới ông làm cái việc của con giun , chán chán.

Góc bên trái thì mấy thằng chân mèo đang tắm, bây giờ còn chưa thèm đi ngủ , chúng thức cả đêm rình mò trộm cắp . Có những đêm chán trộm cắp thì chúng lại đi rình xem những đôi vợ chồng mới cưới , những đôi hay hú hí hủ hỉ tình củm , chúng xem phim con heo miến phí . Có những đôi vợ chồng đang lên cơn sung sướng thì chúng vạch màn té nước cứt vào giường , thối rinh cả khu . Đôi vợ chồng kia vừa xấu hổ vừa tức mà không dám chửi , bởi có ai ho he làm chúng ngứa mắt là khổ nữa .

Bọn chân mèo rỗi rãi lại đi cua gái , cái cảnh tán gái của chúng thì chỉ có ở trong trại cấm .

Thường thì con gái độc thân được xếp lên giường tầng ba , trên tầng ba thì họ không mắc màn gió , mắc màn gió chỉ giành cho những giường tầng dưới cho những đôi vợ chồng . Đám đàn bà con gái độc thân cứ chơi chán thì lăn ngay ra giường ngủ, chẳng cần gì che đậy , bởi ai cũng như ai , chẳng ai xấu hổ .

Mấy thằng chân mèo , mấy anh đầu gấu thích gái cứ nhẩy lên , mặc mỗi cái quần cộc , mình mẩy xanh lè trạm trổ rồng phượng, cười cười nhăn nhở , hôm trước hôm sau là xuống tầng dưới kéo màn gió kín hành sự .

Mà cũng lạ , đa số các bà các cô lại thích cặp với bọn vô loài ấy. Tuần trước cái Hiền đi cùng thuyền mình lý sự , cặp với đầu gấu mới có miếng ăn ngon , mới được mọi người tôn trọng, ra đường ai cũng chào bà này , bà nọ , Cặp với mấy thằng nhà báo , nhà giáo, mấy thằng trí thức có ngày đang sướng bị hất cứt , bị cắt chim mất giống mà không dám kêu. nhục lắm.

Nhưng thi thoảng cũng có em dám chống cự lại bọn đầu gấu. lập tức em đó bị té cứt vào giường , hoặc bị đánh bầm dập, đến mức không chịu nổi phải chuyển trại . sang đến trại khác là viết thư , viết báo chửi bới om sòm , cũng chẳng làm được gì .

Trong trại bọn chân mèo , bọn đầu gấu vẫn thả sức tung hoành. Có hôm mình nghe thấy Lý Mạnh chửi mẹ mấy con L.. thối , trong trại thì im thin thít , hèn nhát . Ra đến hải ngoại thì đua nhau tung cái mõm chó lên chửi , có giỏi thì quay lại trại đây chửi tao nghe..tao đập cho gẫy hết răng ăn cứt.






Mình không tắm chung với nhóm nào hết , phải tắm nhanh để về còn kịp thu rọn đồ chuyển trại. Lý do chuyển trại thì ai cũng đoán già đoán non. người thì cho rằng họ muốn cho thuyền dân chỗ ở tốt hơn, vì dù sao trại samsuipo cũng chỉ là cái nhà xưởng cũ . Người thì cho rằng họ muốn tháo cái răng sâu quẳng đi , ai đời giữa thành phố nguy nga tráng lệ lại tồn tại một cái ung nhọt , thi thoảng lại bốc mùi thối inh.

Lệnh chuyển trại đã được thông báo cả tuần nay rồi, không biết là chuyển đi đâu . Mấy hôm trước mình hỏi bọn cảnh sát coi trại họ nói là chuyển tới trại mới xây , tốt hơn ở đây . Chả biết là thật hay rối nhưng chuyển thì chuyển , sợ đếch gì . Mình còn chuyển từ Việt Nam sang đây , bỏ cả cửa, cả nhà được chứ bây giờ quanh quanh Hồng Kông này đáng là gì .

Nước buổi sáng mát lạnh , tỉnh hẳn ngủ. Nước ở đây cũng khác với nước ở quê mình, có nghĩa là vừa tắm vừa uống no , không đau bụng . mấy hôm đầu mới nhập trại , thấy mấy bà tây bên chăm sóc bà mẹ trẻ em lấy nước vòi công cộng pha sữa bột cho trẻ mới sinh uống , mình ngạc nhiên tròn mắt. Hỏi ra mới biết nước ở đây được làm sạch đến độ uống vô tư . Từ hôm đó nghĩ bụng , tây nó uống được , mình cũng uống được.Thế là uống , hôm đầu thấy sợ sợ , chờ mãi không thấy đau bụng , từ hôm sau sướng, cứ thế uống nước lã.


Tắm xong thì trời cũng đã sáng hẳn. Về đến giường thấy mấy anh em đi cùng thuyền cũng đã dậy , ai cũng mải mê gấp chăn màn ,quần áo . Mới hôm qua cảnh sát chở vào trại mấy xe quần áo cũ , bọn mình gọi là quần áo < phố lồ > . bà con thỏa mái chia nhau , người thì vớ được cái quần , người thì vớ được cái áo đầm , mặc vào thùng thình trông như khỉ mặc áo cưới.

Có người lục lọi còn vớ được cả mấy đồng tiền lẻ ai đó đem cho quần áo mà để quên, hoặc cố tình để quên. Cầm mấy đồng tiền hét toáng lên sưng sướng . Mọi người trầm trồ khen may...may . Chưa dứt câu khen thì Hòa Teo sai đàn em Công ma đói đến tịch thu nhập công quỹ . Người kia định không đưa bị ăn luôn một vả tí gẫy răng .

Chờ cho chúng đi khuất mới dám lẩm bẩm ...

Của ta nó bảo của công...
Kiếp sống nhà nông vừa trồng vừa biếu
tiên sư một bọn bất hiếu
bắt người ta cúng điếu hàng ngày
mai sau bà lấy thằng tây
nó dương b.. ngựa đập mày chết tươi.


Anh Hà đã nhét tất cả mấy cái quần áo trại phát vào một cái vỏ hộp cam , cả bàn trải đánh răng và đồ dùng cá nhân của hai anh em vẫn chưa đầy một hộp cam . Cái hộp cam mà đựng đầy cũng được ba chục quả cam , bây giờ ăn hết cam bà con giữ lại cái vỏ hộp làm thùng đựng tài sản cá nhân . Người giầu có cũng có hai ba hộp quần áo , người ngèo thì chẳng cần hộp hiếc gì , mỗi cái túi sách là xong . Mình với anh Hà thuộc loại không giầu cũng không ngèo , nên hai anh em chung nhau đựng đầy một hộp .

Cái tài sản quý nhất của anh Hà là cái máy nghe nhạc cá nhân , đứa em anh ở Canada mới gửi thì bị Tú Mão tịch thu mấy hôm trước. Mấy anh em tức lắm mà không sao được. Mình còn hậm hực chửi mấy câu , anh Hà thì không, anh hiền lắm , anh chỉ nói của đi thay người . Nó cướp của mình cũng không khác nào nó cướp của bố nó .

Các khu trưởng đã đi lấy đồ ăn sáng phát cho mọi người , sáng nay ăn cháo trắng với bánh mì . Mình chúa gét ăn cháo , toàn nước . anh Hà nói ăn cố đi hôm nay chuyển trại , không biết đi xa không, cứ phòng thân thì tốt hơn.

Nghe anh mình ăn hai lát bánh mì , vừa xong thì tiếng loa trại thông báo cho bà con lập danh sách từng nhóm , ai cùng quê , cùng tầu , hợp với nhau , thích nhau thì lập thành nhóm. Cảnh sát sẽ bố trí cho ở cùng buồng nơi trại mới .

Cũng hay , thế là mấy anh em cùng tầu và mấy người nữa mới quen làm thành một nhóm. từng nhóm đưa danh sách cho cảnh sát .

Chừng 9 giờ sáng thì từng chiếc xe thùng bịt kín lùi đít vào trong sân trại. Mọi người í ới gọi nhau như cái tổ ong bị vỡ , người chạy ngược , người chạy xuôi, người dắt con , người bê thùng cam . Tiếng hò tiếng hét, ầm ĩ.

Khổ nhất mấy ông bà cụ tay dắt cháu , tay mang quần áo, lật bật từng bước tường bước đi đến xe . Mấy người cùng nhóm phải khiêng cụ lên xe , cụ già yếu quá không bước lên xe được . Có người hỏi cụ ơi sao cụ không ở lại việt Nam , già yếu đi làm gì . Cụ nói con cháu cụ chết hết trong chiến tranh, chết tai nạn giao thông rồi. Việt Nam chẳng còn ai . Đi ra nước ngoài may ra còn có đất chôn , nhà của cụ đã bị giải tỏa , đất bị cướp hết , chết cũng không có đất mà chôn.

Mặt trời gần đứng bóng thì đoàn xe tù hàng trăm cái cũng đã xếp xong người . Cảnh sát đi xe máy hai bên dẹp đường , còi hú ing ỏi . đoàn xe từ từ chuyển bánh . Dân Hồng Kông đứng dạt sang hai bên đường, ai cũng nhìn theo đoàn xe tù mấy trăm cái rồng rắn dài hàng cây số đi qua phố. Mình ngồi sau xe nên có dịp chiêm gưỡng thành phố , cái thành phố mình chỉ được thấy trên báo , trên tạp chí cảnh sát mang vào trại . hôm nay ban ngày giữa trưa thỏa mái nhìn. Hai bên đường nhà cao ngút trời, mình phải nghiêng nghiêng cái đầu sát vào thành xe mà vẫn không nhìn hết tầng cao nhất của những tòa nhà trọc trời.

Đoàn xe chậm chạp rời trung tâm thành phố hướng về phía ngoại ô , càng đi xa những tòa nhà cao tầng càng nhỏ lại. Ra ngoại ô đoàn xe chạy nhanh hơn ....

Tạm biệt thành phố nhé , không biết khi nào ta gặp lại mi , nơi ấy đã in trong ta hai mùa khói lửa, hai trận nội chiến người việt giết người việt. Nơi ấy đã nhuộm trong ký ức mình bao máu vô tội.

Rồi mình ngồi hình dung cái trại mới , không biết nó như thế nào nhỉ , liệu nó có to hơn trại cũ samsuipo hay bé hơn. giá mà nó có từng nhà riêng cho gia đình nhỉ . Được như thế thì mấy anh em ở chung một nhà , đêm khóa chặt cửa bọn chân mèo chỉ có ăn c..., bọn đầu gấu lãnh đạo cũng chết đói luôn , chẳng khác nào cá tách khỏi nước . cán bộ mà không có dân thì thành cán cuốc cán xẻng ..hi..hi.. nghĩ thế là thấy sướng .

Khoảng hai giờ chiều thì đoàn xe đến một khu rừng dây thép gai , ngồi trên xe nhìn hết tầm mắt không hết rừng thép gai . Trong khu rừng được chia thành nhiều trại , trong mỗi trại lại có khoảng năm hoặc sáu chục dãy nhà tôn , mái tôn , tường tôn.

Tự nhiên mình nhớ đến bộ phim gì trong chiến tranh Xô - Đức . bọn phát xít bắt giam người do thái trong những trại tập trung giống y như ở đây.

Đoàn xe chạy dọc bờ biển , men theo hàng dào thép gai . Gió từ biển thổi vào mát rượi. Mình hít một hơi thật sâu cái không khí trong lành Trời cho . Mùi biển hơi tanh tanh , cái tanh mùi cá rễ chịu hơn nhiều cái mùi dầu mỡ bị các loại ống xả của xe hơi trong thành phố xả ra.

Xa tít tắp đằng kia có lẽ là đất Trung Quốc, vì xem trên báo thì mảnh đất này rất sát biên giới .

Đoàn xe từ từ từng cái tiến vào cái cổng sắt to như cổng sân vận động. Ngay trước cổng là hàng chữ whitehead detention center. < trung tâm giam giữ whitehead >




Họ cho những xe chở dân Hải Phòng vào một trại , những xe chở dân Quảng Ninh vào một trại . Xe mình vào trại Quảng Ninh. Trong trại đã có người ở , đám người này cũng mới đến đây trước mình có hai ba ngày , nhưng họ đã ổn định chỗ ăn chỗ ở, Giờ họ đang bám hàng rào gọi í ới ..

Ở đâu vào đấy...đảo bò hay xẹc koong ..

Không phải ..Samsuipo đây .

Có ai người hòn gai không ...

Có ai người huế không ...

sài gòn đây ...sài gòn đây ...có ai sài gòn không.

Tiếng gọi nhau í ới , có một vài người nhận ra anh em , nhận ra đồng hương mừng muốn chết. cánh cửa xe vừa mở là chạy đến ôm chầm lấy nhau ...khóc khóc mếu mếu..

Không khí ồn ào hẳn lên , mọi người hình như quên cả mệt , quên cả đói . vì từ sáng có ai ăn gì đâu , một bát cháo trắng toàn nước , hai lát bánh mì bây giờ bay đi đâu .

Cuối cùng thì mình cũng bước xuống xe, lại... Sân si măng , lại bốn bên hàng rào thép gai . Đã một năm trời thèm được cầm cục đất , cành cây mà không có. Trong trung tâm giam giữ chỉ có si măng và sắt thép. Mình được vào trại 4 , bên cạnh là trại 3 , trại này cũng đã có người ở , họ cũng đang bám bờ rào í ới gọi , tìm người quen.

Đối diện trại 4 qua một con đường chia đôi trung tâm là trại 7 trại 8 . Toàn bộ trung tâm có 9 trại giam giữ và một trại dành cho học sinh.

Bên phải trung tâm là biển , bên trái là núi whitehead . Đỉnh núi này quanh năm mây phủ trắng , nên người dân ở đây gọi là núi đầu bạc, tiếng Anh là whitehead.

Trời đã về chiều , mặt trời đã khuất đỉnh núi đầu bạc , trên lưng chừng núi những vành mây trắng bao quanh núi trông như người đội khăn tang đang đứng khóc. thuyền dân lục tục kéo nhau vào buồng như gà vào chuồng. Già trẻ gái trai cứ trăm người một buồng.

Mấy anh em mình vào buồng 6A , bên tầng trên là buồng 6C, bên cạnh là buồng 5A , 7A.
Chà ...trại mới xây , cái gì cũng mới , nhà mới , ở cuối buồng lại có cả nhà tắm , nhà vệ sinh, có vòi nước trong buồng. Thích hơn nữa là hai dãy quạt máy mới tinh .

Trời đã về chiều nhưng vẫn nóng , mọi người thi nhau xả nước . Cánh cửa sắt lại có khóa cài phía trong ..hi..hi...thế này thì bọn chân mèo ăn cám rồi . Thế này thì không còn sợ đánh nhau nữa , ai đánh ai đây mặc ...khóa chặt cửa là Hẩu ...hẩu < ok..ok.>

Ai cũng mừng , ai cũng vui, mệt và đói không làm mất niềm vui nhà mới . Cảm giác an toàn , cảm giác vệ sinh sạch sẽ làm mọi người quên đói mệt. Ai lấy đều sắp đặt những phần tài sản ít ỏi của mình lên giường. người thì bật thử cái quạt máy, người thì sờ sờ bức tường tôn màu trắng rồi vừa cười vừa khóc nói Hồng Kông nó làm nhà chắc chắn thế này không biết nó giam mình ở đây bao lâu..

Phải mất hơn 3 tiếng mọi người mới tạm ổn định chỗ ở , TRời đã tối hẳn từ lúc nào . ăn bữa cơm chiều muộn mằn nhưng mà ngon , ăn xong mình đi lang thang xung quanh trại .

Ngang đỉnh núi đầu bạc , trăng tròn như cái đĩa đang treo lơ lửng . ánh trăng đẹp thế mà bị những bóng đèn cao áp quanh trại làm lu mờ. Đèn trại sáng trưng một vùng. Bóng hàng rào thép gai đổ xuống tận mép nước bờ biển. Trời đêm gió biển thổi vào càng lồng lộng, cái thèm muốn tự do lại trỗi dậy , mình lại hít đầy một hơi gió biển.

biển ơi biển , biển đến từ đâu
gió ơi gió , gió bay đi đâu
ta ngồi đây đã lâu
ước chi mình biến thành mảnh giấy
trắng nhẹ vô tư bay khắp đó đây
ta chẳng dám ước mình là gió
ta không mong mình là đám mây
chỉ ước ở nơi này
có tự do.

Mình đi một vòng quanh trại cũng mất hơn tiếng đồng hồ , ấy là mình tản bộ chứ đi nhanh thì chỉ hai chục phút là hết chu vi một trại. Bên ngoài hàng rào cứ 5 phút lại có một xe cảnh sát đi tuần , đèn pha quét sáng loáng .

Khoảng 11 giờ đêm thì thấy mệt , muốn ngủ . Mình đặt lưng xuống cái giường mới tinh , còn thơm mùi gỗ dán . Ngày mai mình sẽ đi khắp các buồng xem mọi người ăn ở ra sao , ban nãy đi quanh trại mình nhận ra thằng bạn học cùng lớp hồi ở trường cấp ba . Nó ở buồng 9A, Thằng Nghĩa Vân . Kiểu gì sáng mai cũng đến thăm nó , không biết nó đi với ai , không biết cu cậu phơi mặt trên biển lâu không mà ban chiều trông nó đen nhẻm , da cháy đen như than.

Vừa mới chợp mắt thì có tiếng la hét như xé vải bên buồng 5A , ôi trời ơi chúng giết chết chồng tôi rồi...ôi ..ôi.giời.

Mình nhỏm dậy chạy ngay ra sân , ngay trước cửa buồng hai cái xác người không hồn nằm nhũn như sợi bún , máu me chẩy thành vũng . Một người bị đâm nát bụng , người kia bị chém gần đứt cổ . Chảng hiểu đầu đuôi ra sao , lập tức buông 6A được đóng kín cửa , cài then trong , trong bất xuất , ngoại bất nhập.

Mọi người í ới bàn tán rằng có bọn hơn chục thằng bịt mặt vào cướp buồng 5A . Hầu hết đàn ông trong buồng đều bị đâm , bị chém , hai người chết ngay , còn mấy người bị thương thì đi cấp cứu rồi.

Bên ngoài sân các buông đều đóng cửa , chỉ có buồng 5A là cảnh sát đang vào khám hiện trường và đưa người chết đi. Tiếng kêu khóc càng thảm thiết , tiếng la hét vang động cả trời đêm .

Thế là hết ngủ , chẳng còn ai có bụng dạ nào đi ngủ, vừa mới chân ướt chân ráo chuyển đến đã hi sinh mấy mạng người. Ngoài kia tiếng cảnh sát đập cửa ầm ầm , gọi mọi người ra sân xép hàng cho họ tìm kiếm kẻ giết người .

Quá mệt mỏi với việc chuyển trại , bây giờ lại phải ra sân sếp hàng đếm người , lục túi ,khám vũ khí . ai cũng uể oải.

Đêm khuya gió lạnh , một cơn gió khác từ biển bất ngờ tràn vào làm ai cũng rùng mình.

Monday, July 20, 2009

chùm thơ tình mạng ảo




Gặp người mạng ảo cũng thương thương
Cũng vấn cũng vương ốm khác thường
Sáng sớm đi làm hồn chạy mất
Đêm khuya ngồi lặng vía ra đường
Đông về trời đất đầy ngao ngán
Hè đến mây sao lụt vấn vương
Chín hẹn mười chờ người mạng ảo
Bao giờ chim nặn dưới bờ mương




Nhớ người mạng ảo ngồi làm thơ
Ba chữ gửi đi để được mơ
Chữ viết như gà đang đứng bới
Tại vì yêu quá viết thơ nhanh

Ngày xưa quê mẹ có lá chanh
Có con gà mái kêu cục tác
Mẹ làm mâm cỗ mời ba em
Sân nhà tràn ngập ánh trăng lành

Bây giờ mạng ảo thấy em xinh
Nhớ lá chanh kia đượm chữ tình
Ước chi mẹ còn làm mâm cỗ
Cho mình gặp lại những ngày xưa

Biết rồi mạng ảo xa xôi lắm
Mà sao mình cứ đắm vào yêu
Hôm nay đi làm bạn bè nhắc
Trông kìa ngủ ngật ốm tương tư

Ngoài kia sao phố vắng bóng người
Biển không có sóng , trời không gió
Vào nét ngồi im buồn không ngó
Giờ này chẳng biết em ở đâu



..................

Đố ai đo được trời cao
Đố ai biết được tại sao yêu nàng
Nàng tiên ở tận bên đàng
Mà sao mình vẫn mơ màng gió trăng

Đùng đùng trời kéo mưa răng
Chợ không người họp đóng băng lạnh lùng
Lang thang trong chợ người dưng
Bới trong blog theo lưng người tình

Người thật mạng ảo tình xinh
Cũng yêu cũng hẹn đinh linh đợi chờ
Gặp nhau thấy mặt bất ngờ
Người xưa trong mạng bây giờ ở đâu?




..............

Gặp nhau trong mạng ảo
Cảm phục tài thơ ca
Bẻ câu ni làm quà
Tưới mát ngày hanh hao

Sao mình chưa gặp mặt
Sao cánh đồng chưa gặt
Nơi ấy lúa chín vàng
Phải chăng tình mạng ảo

Em ơi mình là đảo
Cô đơn trong biển xanh
Sóng em vẫn ướt mềm
Bờ cát vàng nín lặng

Yêu người trong im ắng
Một mình trước màn hình
B log em rất xinh
Quanh mình sao trống vắng

Đêm nôn nao mong sáng
Ngày lại muốn mau đêm
Ước sao mái tóc mềm
Gặp ngay trên mạng ảo


.....................


Khi em đi ngủ , anh dậy đi làm
Khi anh mơ màng em lại làm công
Trái đất chia đôi hai đầu sáng tối
Cho giấc mộng nàng nối giấc mộng anh

Ngại chi em ơi nắng hanh đầu cành
Cơn mưa mùa hè không lụt biển xanh
Em đã đến như trăng rằm giọt nắng
Sáng con đường làng , ấm mùa đông anh

Đại dương mênh mông con sóng dâng trào
Bến bờ em, anh rì rào sóng vỗ
Con thuyền đi xa căng buồm no gió
Hẹn ngày về bến đó có em anh

Ừ thế nhé em ơi dù có đợi
Tháng năm dài không đứt sợi niềm tin
Dù rất mỏng hai bên bờ xa cách
Đến hẹn lại về mình có hội Lim

Yêu em lắm anh dâng trọn trái tim
Cho dòng sông kia im lìm về biển
Đừng nổi sóng đừng giận hờn em nhé
Từ đại dương một cánh én bay về.



.............

Hè đỏ lửa 2

Cả trại Quảng Ninh nhốn nháo khi nghe tin bên Hải Phòng bắt đầu phá rào đánh sang.
Bấy giờ đang giữa trưa ngày hè tháng tám. Bên ngoài nắng như đổ lửa. Bên trong thì nóng như cái hầm .
Mình đương ở trần , ngồi chơi cờ trên tầng ba với mấy anh em . Nghe tiếng báo động, ai cũng hốt hoảng. Ngoài sân , Hải Phòng đang nã pháo 105 li tới tấp , những quả đạn gang bay vù vù , chúng rơi xuống nền xi măng xì khói, tóe lửa. Có cả những trái đạn bắn quá mạnh , vượt hàng rào ra ngoài phố .

Cái hàng rào bằng tôn 3 li ngăn cách hai phân trại, đang bị bên Hải Phòng đập phá rầm rầm. Tiếng hò hét của mấy ngàn con người vang trời , vang đất. Ai cũng gươm giáo sáng loáng , khí thế tiến công hừng hực.

Phong bá Địa cởi trần , tay kiếm tay lá chắn đi đi lại lại hò hét....giết ..giết

Đám đàn em thì hì hục quai búa phá hàng rào,

Phải công nhận những thứ đồ làm ở tư bản tốt hơn ở nước mình . Cái hàng rào trông mỏng manh là vậy mà mấy chục người lực lưỡng phá mãi không xong. Tiếng búa đập vào tôn, vào cọc sắt kêu chan chát chói tai. Hàng rào vẫn đứng sừng sững , họ chỉ có thể phá một lỗ chứ không thể làm đổ được hàng rào.

Bên phân trại Quảng Ninh mọi người chạy ngược , chạy xuôi như kiến vỡ tổ. Lý Mạnh đầu trần chân đất , tay kiếm lăm lăm vừa đi vừa hô lệnh tổng động viên . Theo lệnh thì ai cũng phải có vũ khí, ai cũng phải tham gia đãnh giặc.

Hắn tuyên bố : Giặc đến nhà , đàn bà cũng đánh. Ai có gươm dùng gươm . ai có giáo dùng giáo. Ai không có gươm giáo thì dùng gạch , đá .

Những người già yếu , bệnh tật , con nít được đưa về tuyến sau . Đó là khu sau cùng của nhà trại.

Những chiến sĩ dũng cảm như Hòa teo , Bình đẩu, Tú mão , Công ma đói , Hùng trột , ai cũng lăm lăm tay kiếm , tay giáo dẫn đầu toán quân của mình tiến lên phía trước. Án ngữ các cửa ra vào .

Không khí chiến tranh đã đến , mùi máu đã đến . Có người mới nghe thấy tiếng phá rào đã vãi cả đái , kéo kín màn gió nhà mình chắp tay khấn trời khấn phật , cứ vái như tế sao.

Nhưng cũng có những người rất dũng cảm. Họ sẵn sàng hiến dâng căn nhà nhỏ bé của họ cho cuộc kháng chiến .Họ phá ra để lấy những khung sắt làm gậy tầm vông, những thanh sắt mỏng hơn làm kiếm.

Một ông già người Quảng Bình vừa dùng kìm tháo giường nhà mình vừa khóc. Ông nói: Ngày chiến tranh đánh Mỹ ông đã rỡ nhà làm cầu cho xe bộ đội chở đạn vượt qua hố bom , nay ông lại phải rỡ nhà làm vũ khí .

Mình và mấy anh em đi cùng thuyền cũng được trang bị vũ khí. Mỗi người một thanh kiếm, làm bằng những thanh sắt mới tháo ra từ giường của mình. Anh Hà đang dùng cái khăn mặt quấn vào thanh sắt làm cái cán cầm cho khỏi đau tay. Hôm trước mấy anh em cứ hì hục mài mài giũa giũa, kể cũng sắc ra phết.

Mình cầm thanh kiếm của anh ngắm nghía. Chà chà ..Đâm như thế nào nhỉ , sao đâm cho có hiệu quả chứ, ngày trước trong trường phổ thông không ai dậy môn đánh kiếm , đánh giáo .

Có lúc cứ tưởng tượng quân địch chạy thẳng vào mình, hai hay ba thằng gì đó. Tay lăm lăm kiếm Nhật, một thằng chạy trước gặp mình , hắn vung kiếm định chém ngang cổ .

Bấy giờ mình sẽ bắt chước Checmen, một anh hùng trong phim Liên xô. Nhảy sang một bên, hơi cúi xuống, xoay người thọc một nhát thẳng vào bụng bên trái hắn , ...Chết cha mày chưa ...Không biết tao là anh hùng à. Rồi mình sẽ được thưởng huân huy chương , cái huân chương nào cũng đỏ ối trước ngực . Rồi được lên chức đầu gấu ...Khối em mê .. con gái cứ chạy theo mỏi cẳng ...Rồi mình sẽ chọn em nào đẹp nhất ...hi..hi..

Nghĩ đến đấy tự nhiên thấy mỉm cười , thì ra chiến tranh cũng mang lại khối lợi lộc cho kẻ chiến thắng. Trong chiến tranh càng giết được nhiều người càng nhiều huân chương. Gia đình , anh em càng vinh dự.

Không biết ở việt nam ngày trước , mỗi huân chương được đổi bằng bao nhiêu mạng người , còn ở đây Lý Mạnh đã nói : ai giết được một người , hoặc làm bị thương một người thì được thưởng một bao thuốc lá .

Mà biết làm sao tránh được cảnh giết nhau, đã lâm trận mình không giết nó , thì nó giết mình. Cũng như ngày xưa , bộ đội không giết ngụy thì ngụy giết bộ đội.

Bên ngoài hàng rào , Hải Phòng đã phá được một lỗ , họ đang làm cho nó to hơn. Đạn 105 li vẫn câu sang tới tấp để yểm trợ cho phá rào.

Quảnh Ninh phản pháo it hơn , theo lệnh cấp trên, họ phải để dành đạn.

Hơn một tiếng đồng hồ , cuối cùng Hải Phòng đã phá một lỗ to tướng.

Phong bá Địa dẫn đầu đoàn quân tiến vào sân Quảng Ninh, vừa mới vào được mấy bước . bị bên Quảng Ninh bắn đạn tới tấp như mưa rào . Phong bá Địa tay kiếm , tay lá chắn vẫn lừ lừ tiến tới .

Phải nói hắn rất dũng cảm , y như anh hùng Lê Mã Lương trong trận Khe sanh năm 72 đánh Mỹ. Hắn không hề sợ chết , tả đột hữu xông nhanh như cướp.

Ban đầu Lý Mạnh định giáp la cà , đánh áp đảo . Nhưng thấy quân Hải Phòng mạnh quá nên thay đổi chiến lược.

Quân chính quy được rút hết về án ngữ tại ba cửa chính , dùng chiến thuật đánh du kích , bảo toàn lực lượng.

Ba anh em Lý Mạnh án ngữ cửa chính , Bình đẩu lãnh đạo một đội quân án ngữ cửa thông xuống bếp. Hòa teo cầm một đội quân chặn cửa hậu . Hùng trột lãnh một đạo quân tiếp ứng cho cả ba phía , bên nào cần tiếp viện sẽ có hùng trột.

Ngoài sân, quân hải phòng đã tràn đầy như kiến. Họ dàn hàng ngang , ai cũng hừng hực khí thế , gươm giáo tua tủa.

Rồi từng hồi đạn gang , đá bắn vào hai bên thành cửa , va vào tôn nhà kêu chan chát. Một vài người đã bị thương, đang được đưa về tuyến sau cho các bà , các cô băng vết thương.

Long Tấn Quỷ người Cửa Ông bị dính một viên vào đầu , máu chẩy dòng dòng. Vợ hắn xé áo băng vết thương cho hắn, đầu hắn trắng xóa , máu vẫn chẩy ...mặc ..hắn lại cầm giáo tiến lên đầu hàng quân.

Khoảng 3 giờ chiều Hải Phòng ngừng bắn pháo. Họ bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công giáp la cà. Đợt đầu khoảng hơn năm trăm người ào ạt tiến thẳng vào cửa chính .

Ba anh em Lý Mạnh phản công quyết liệt , đạn pháo huy động tối đa, Pháo bắn như mưa. Quân Hải Phòng người thì bị vào đầu ngục ngay tại cửa , người thì bị vào chân , tay. Máu chẩy be bét, tiếng la hét ôi ối.

Gần một tiếng, hai bên cứ xông lên lại lùi , xông lên lại lùi . Cuối cùng Hải Phòng phải tạm nghỉ . Quân đội được đứng dọc bờ rào tránh nắng, tránh đạn bắn tỉa từ phía Quảng Ninh.

Trong trại Quảng Ninh mọi người thu dọn chiến trường , chuản bị cho trận tấn công mới.

Lúc này cảnh sát Hồng Kông đã bao vây kín bốn sung quanh trại. Họ đã đến từ buổi sáng , khi họ thấy Hải Phòng chuẩn bị phá rào . Nhưng họ không vào trại,không can thiệp, Bây giờ mục đich của họ là không cho thuyền dân chạy chốn ra ngoài phố. Họ cứ để mặc cho dân Việt giết dân Việt .

Trên trời tiếng máy bay bà già bay phành phạch, không biết ở đâu ra mà nhiều thế, bốn năm cái , có cả máy bay quân đội , chúng cứ vòng đi vòng lại , mấy cái máy bay của dân sự thì bay sát nóc nhà chụp ảnh , quay phim.

5 giờ chiều bất ngờ Hải Phòng lại tấn công , lần này chúng tập chung hết lực lượng , ào ạt tiến vào cả ba cửa . Tại cửa chính Lý Mạnh đánh rất anh dũng, quân Hải Phòng không làm sao tiến vào được . Tại cửa giữa , Hải Phòng đánh bật Bình đẩu lui về phía sau . Ở đây tận chiến rất ngay go , Hùng trột tiếp viện hơn một trăm quân giành giật từng thước đất , từng góc nhà . Các bà mẹ viện trợ kịp thời những chai dầu bọc vải đốt khói mù mịt ném ra cửa . Hải Phòng không biết đâu là ta , đâu là địch.

Cuối cùng Bình Đẩu và Hùng Trột đã lấy lại được cổng giữa , Hải Phòng bị đánh rát quá phải rút quân.

Trong khói lửa mù mịt , Lý Mạnh phong cho Bình Đẩu cái tên mới . đó là đại tướng Ngô Quang Trưởng ...Tướng Ngô Đẩu. Mấy người ba tầu quận năm nói ngọng cứ gọi
Ngô cẩu ..ngô cẩu < CẨU.... tiếng Trung Quốc là chó > . thế mới chết chứ , may mà tướng Ngô Quang Trưởng Bình Đẩu không biết tiếng tầu, mới nị cả đời hắn đi tù suốt , làm gì có đến trường.

Trời sẩm sẩm tối thì Hải Phòng rút quân về trại mình , để lại bên sân trại Quảng Ninh gạch đá ngổn ngang , máu me be bét khắp sân . Trong trại giường trõng gẫy nát, khói bụi mù mịt, người khóc, người cười ầm ỹ .

Quảng ninh do sử dụng chiến thuật đánh du kích nên bị thiệt hại ít hơn Hải Phòng.
Họ chủ yếu lợi dụng những góc nhà , cánh cửa , góc giường đánh bật Hải Phòng.

Khoảng hơn chục người bị thương đang rên rỉ , chỉ có hai người bị giáo đâm xuyên qua bụng , một người gất sỉu , người kia lấy bát úp vào vết thương để ruột không lòi ra ngoài.
Mấy bà già đang băng lại vết thương cho mấy người bị nhẹ hơn. Ai cũng cầu mong cảnh sát Hồng Kông vào nhanh để đưa những người này đi viện.


Bên ngoài cảnh sát Hồng Kông bắt đầu vào đầy sân, có người chửi ..Mẹ bọn chó ..nó để người ta đánh nhau chết nó mới vào can thiệp.

Cảnh sát dùng loa gọi hết mọi người ra sân ngồi thành hàng , ai đi ra cũng phải đưa hai tay lên đầu , đàn bà , trẻ nhỏ ngồi sang một bên . Đàn ông , không phân biệt già trẻ , tất cả ngồi sang một bên. Ai đi ra mà lớ ngớ là ăn rùi cui ngay.

Sau khi tất cả đã ra ngoài sân, chỉ còn lại những người bị thương không đi được , Những chiến sĩ dũng cảm cũng ở lại trong nhà trại .

Cảnh sát họ vào khiêng đi hơn chục người bị thương , có cả những người sắp chết vì bị thương lặng .

Bên ngoài họ kiểm tra hễ ai có vết máu trên người là họ bắt đi , kết quả bên Quảng Ninh hơn năm mươi người bị bắt . Họ được chuyển sang trại khác , một số ít thì bị bắt vào tù . Thực ra là họ được chuyển từ trại tù này sang trại tù khác.

Mình và đám anh em đi cùng tầu may mắn không ai bị chuyển trại . Cánh cửa thông thương hai trại vẫn bị khóa chặt, ngay đêm đó , họ cho người vào hàn lại lỗ thủng hàng rào .
Ngoài trời đêm đã xuống . mặt trời đã tắt từ lâu. một mình mình lang thang bên cạnh cái lỗ rào vừa được hàn lại kín mít.

Không biết cái lỗ hàn này thọ được bao lâu , vì bên kia , bên sân Hải Phòng, Phong bá Địa vẫn không bị chuyển trại . Hắn đang đi gần hàng rào , miệng chử bới om sòm.

Những hàng rào thép gai cao vượt cả chục mét che hết ánh sáng,
Trời phố Hồng Kông nhiều đèn sáng thế mà trong trại vẫn tối đen như mực.

Sunday, July 19, 2009

mạ cả

Mạ Cả là tên gọi một cái bãi tha ma ở quê mình . Không biết mạ cả có từ bao giờ, chỉ biết nó rộng lắm, nhìn hết tầm mắt không hết mạ cả.

Mạ cả có rất nhiều mả , khắp nơi ai chết cũng đem về chôn ở đây, từ thằng ăn mày chết đường chết chợ, đến ông tướng chết trong chiến trường. hết thẩy tụ về đây hội ngộ. Không ai đếm được nó có bao nhiêu cái mả, nhiều lắm , đủ các loại.

Những cái lâu năm đã cũ thì chỉ còn lè tè như nắm đất ,đã thế mà người ta cũng phân biệt giai cấp , giầu ngèo .

Những cái mộ nhà ngèo thì chỉ là một ụ đất nhỏ ,thậm chí còn bị sụt nở do mưa gió , lâu ngày không ai chăm nom. Còn những cái mộ nhà giầu , mộ của quan chức lãnh đạo thì xây khang trang lắm. Cái nào cũng to , đẹp .

Ngồi trên lưng trâu cứ thấy cái nào xây bằng gạch , quét vôi trắng toát bên ngoài là mộ cán bộ , không là cán bộ cũng là mộ địa chủ cường hào ngày xưa.

Có rất nhiều câu chuyện rùng rợn về mạ cả do người lớn kể lại. Nào là ma chơi , rồi ma đói, ma khát chặn đường .


Trong làng có mấy cô dân quân thường đi trực triến ban đêm qua mạ cả , cô nào cũng bị ma chơi nó hiếp. Chẳng biết chuyện ma chơi hiếp có thật hay không , nhưng việc các cô có con là chuyện thật . Bây giờ mấy đứa trẻ, con của ma đang học ở trường trên huyện.
Những đêm mưa phùn người ta thường thấy những thây ma trắng bay lờ nhờ ở mạ cả, sợ lắm

Nhưng mạ cả đối với bọn trẻ trâu chúng mình laị là thiên đường


Ngày còn bé , mình hay theo các anh chăn trâu ra mạ cả chơi . Chơi đủ các trò , từ bịt mắt băt dê , chốn tìm , đến chơi bắn nhau , chia đôi số người một bên là quân ngụy , một bên là bộ đội. Rồi lấp sau những cái mả, dùng hai ngón tay làm súng ngắn , lấy một cành tre làm súng đại liên . Mồm cứ tằng.. tằng ...Nhiều khi bắn mỏi mồm mà quân nó không chịu chết , tức không chịu được.

Bọn thằng Đuốc con ông Đóm chơi rất hay ăn gian, nhiều lần mình bắt chết nó rồi mà nó vẫn cãi . Nó cãi là nó lấp đằng sau cái mả ông chủ tịch thì làm sao mà chết được.

Mả nào cũng chỉ là mả thôi làm chi có thần thánh , mình cãi lại.


Ngày đó mình hay ngồi trên lưng Trâu để đếm mả , đếm mả để phân chia hai miền, chơi trò bắn nhau .

Bên bộ đội lấy mười mả , thì bên quân ngụy cũng chỉ được mười mả , nếu bên nào ăn gian dùng thêm mả , sẽ bị phạt nhẩy lò cò .

Có những hôm trăng sáng bọn mình chơi thông đêm , gió mát đêm khuya , chạy mệt lăn ra mả ngủ quên đến sáng mới về.

Suốt cả thời niên thiếu chơi ở mạ cả , chẳng bao giờ thấy ma.

Còn nhớ cái mả của ông chủ tịch huyện to tổ bố. Nó được xây rất công phu , nghe nói người ta phải lấy đá từ tận Thanh Hóa , lấy cát tận sông lô , lấy sỏi tận Quảng Ninh về xây mả . Còn cái quan tài thì được mua tận bên Liên Xô. Cái mả được đặt gần như ở giữa bãi tha ma. Bên ngoài quét vôi trắng , lại có kẻ cả mấy hàng chữ. Đời đời nhớ....


Bọn mình phải hai ba đứa kiệu nhau mới trèo lên được cái mả . Ngừơi lớn nói cái mả đó thiêng lắm , có hôm mình nghe anh Chiến con ông Trường nói thế.

Mình cãi lại ...làm gì thiêng , bọn em chơi ở đó cả đêm không thấy gì ...

Anh Chiến nói ...Không thiêng sao dân làng ai cũng mang lễ đến mả ổng cúng. người thì cúng gà , người thì cúng heo , có cả người cúng cả thịt voi , thịt hổ mang từ trong tây nguyên .
Cứ ngày rằm , đầu tháng ,hay những ngày lễ, người ta không biết từ đâu đổ về đông như kiến , xếp hàng chờ đến lượt dâng đồ lễ.

Ai nhìn cái mả trắng cũng khen gia đình con cháu ông ăn ở có đạo đức. Người ta khen ông là người có phúc. Người có công đánh giặc. Mấy chục năm ông theo kháng chiến giết được bao nhiêu là giặc. Bao nhiêu ngụy quân ngụy guyền đã phải chết dưới mũi súng của ông. có Người còn kể hồi năm mậu thân 68 ở huế , chỉ trong một ngày mà ông giết hàng trăm người .


Ông có đứa con trai duy nhất hiện đang làm bí thư tỉnh nhà , thi thoảng mới thấy nó về đây thắp hương cho ông , còn đa số những lần khác nó thuê người mua đồ cúng, thuê người thắp hương cho ông.

Chả biết ông nằm dưới mả vui hay buồn mà hồi kỷ niệm 10 năm thống nhất tổ quốc, cái mả của ông đột nhiên bị sạt một góc. mọi người sợ hãi bàn ra tính vào. có người nói đấy là cái điềm gở cho dòng họ nhà ông, vì khi còn sống ông giết nhiều người quá. Không khéo chuyến này thằng con đang làm bí thư mất chức như chơi.

chuyện sẽ không có gì để kể , nếu cái hồi bao cấp cái hồn ma ông chủ tịch không hiện về . Hồi đó cả nước đói lắm , không biết dưới mả có đói không mà cứ đêm đêm ngoài mạ cả lại có một bóng người mặc bộ quần áo ca ki trắng hiện lên , râu tóc rũ rượi. Dân làng xung quanh mả cả cứ một đồn thành mười , rồi tiếng tăm về con ma quần áo ca ki vượt ra khổi mấy bụi tre làng , dân trên phố huyện lũ lượt kéo nhau về mà cả cúng bái . Họ xây ngay bên cạnh cái mộ ông chủ tịch một cái miếu để mọi người tiện cho việc đốt vàng mã , hương khói.

Saturday, July 18, 2009

Hè đỏ lửa 1

đã cả tuần nay , trời nắng như thiêu như đốt. Ngoài sân nền xi măng , hơi nóng bốc lên hừng hực, Ai mà quên không mang dép , nếu đi trên cái nền sân trại giữa trưa nắng thì chỉ còn đường đi viện vì phỏng chân.

Hơn hai ngàn con người , già trẻ , gái trai thuộc phân trại Quảng Ninh rúc hết vào trong một dãy nhà dài , to , mái cao đến cả chục mét.

Phía trên gần mái trần có lắp những cái quạt thông gió to tổ bố, chạy suốt ngày , suốt đêm . Tiếng máy chạy , tiếng gió thổi ầm ầm, cộng thêm hơn hai ngàn con người lúc nào cũng như chợ vỡ, tiếng cười , tiếng nói , tiếng đánh chửi nhau, trẻ con khóc e e . Vì vậy trong trại không lúc nào yên tĩnh.

Nhiệt độ bên trong trại lúc nào cũng như cái chảo rang ngô.

Nóng ...Nóng kinh khủng.
Nhưng chốn đâu bây giờ , cái nhà tắm chung thì lúc nào cũng chật cứng người. Ở dưới nhà chia cơm thì rộng rãi một chút. Nhưng cái mái tôn thấp lè tè. Nó mang hơi nóng mặt trời dội xuống không thể chịu nổi , lại còn mùi mắm muối gặp hơi nóng bốc lên nồng nặc .

Thế là không còn nơi nào tránh nóng , mọi người như cá trong chậu nước sắp sôi ùng ục. Đàn ông thì trần như nhộng. Ai cũng mỗi một cái quần cộc, từ già đến trẻ , chẳng ai xấu hổ, giữ kẽ .

Tội nghiệp bọn đàn bà , nóng lắm cũng chỉ cắt những bìa hộp cam làm quạt , quạt phành phạch.

Bên trong nhà có một cái phòng nhỏ,chỉ độ chục mét vuông. Phòng này để dành riêng cho nhân viên liên hiệp quốc. Chỉ có một hoặc hai nhân viên liên hiệp quốc làm ở đây.
Công việc của họ là giám sát, theo dõi , trợ giúp người tị nạn.

Mỗi buổi sáng họ từ ngoài tự do vào trại đều mang theo báo , thư từ . Mình rất thích đọc báo , khổ nỗi một chữ bẻ đôi không biết. Nhớ có lần cầm tờ báo tiếng anh thấy trên mặt báo có nhiều chữ THE , chả biết nó là chữ gì .

Trong phòng có một phiên dịch người Việt , bác trước là đại tá , làm cho chính phủ ông Thiệu, sau giải phóng bị tù hơn chục năm , ra tù là bác đi Hồng Kông luôn. Bác tên là Tuyên , Bác tuyên.

Mình vác tờ báo đến hỏi . Bác ơi sao có nhiều chữ THE thế . Bác nói đấy là mạo từ, mình lại nghe ra là mạo tù..cứ vừa đi vừa nghĩ mạo tù ..mạo tù ..sao Hồng Kông lắm tù thế . không khéo mình đến nhầm chỗ rồi , ai đời chạy chốn nhà tù, lại đến nơi nhiều tù hơn nước mình thì bỏ mẹ.

Ngoài giờ làm phiên dịch cho những người có nhu cầu nói chuyện với nhân viên Liên hiệp quốc . bác Tuyên còn dịch báo , bác dịch từ báo tiếng Anh ra tiếng Việt cho bà con đọc.

Báo chí Hồng kông dạo này suốt ngày thấy đăng tin thuyền dân. Tờ báo buổi sáng hôm qua đưa tin thuyền dân Việt Nam ở traị bò < nghĩa là thuyền dân Việt nam đến nhiều quá , không có chỗ chứa , Chính phủ HK phải cho bà con tị nạn sống tạm trong những cái lều bạt trên một hòn đảo nuôi bò> .

Thuyền dân ở đó cũng phân biệt miền vùng , đánh nhau , Đạt nìn đầu gấu Hải Phòng bị đâm chết ngay trong lều. Dân Quảng Ninh kéo sập lều xuống rồi cứ thế lấy giáo mác đâm xiên qua vải .



Chán đọc báo thì mình lại về cái khu mình ở , trèo lên tầng ba của cái giường sắt. trên đó lúc nào cũng có mấy sòng bạc, họ chơi đủ thứ để giết thì giờ, từ chơi cờ , chơi bài tây , đến chơi chắn , sóc đĩa . Thi thoảng cũng có người đánh nhau vì chơi.Thật rõ khổ .

Nhưng khổ hơn sự đó là nạn trộm cắp ban đêm. Chả là trong một nhà trại thế này , lại được chia làm nhiều khu nhỏ , khu Lý Mạnh. khu Hòa teo , khu Bình đẩu , khu tú mão . toàn những tên lưu manh tù tội ở Việt nam sang đây làm lãnh đạo . Mỗi bọn đầu gấu lại nuôi hàng tá đàn em .

Ban đêm dân lành thì lăn ra ngủ , bọn lưu manh lại thức trắng đêm bài bạc, chơi chán thì rủ nhau đi < chân mèo > , có nghĩa là đi ăn trộm .

Ban ngày chúng đi đi lại lại tăm tia , ai có vàng đeo tai , đeo tay. Nhà ai có người ngoài tự do vào thăm nuôi cho quà ,cho thuốc lá, là đêm đến bọn lưư manh , tay chân của đầu gấu đến ăn cắp.

Hôm nọ có bà dấu vàng vào tận chim. Thế mà không hiểu sao bọn chân mèo nó biết. Đêm nó chờ cho ngủ say, lấy kéo cắt toạc cả quần trong , quần ngoài. Lấy hết vàng , còn cảnh cáo cái tội giấu vàng, bằng cách bơm thuốc đánh giăng vào đầy chim .

Sáng dậy thấy mất của , tiếc , chửi ầm ỹ. Cứ dóng mồm ...Cha bố thằng chân mèo , ăn máu ăn mủ bà...mày liếm mày không liếm ...mày chơi mày không chơi...mày bôi cái của bố mày vào bà làm bà mơ tiên...làm bà sướng hụt.

Tối hôm sau bọn lưu manh hất cứt đầy vào nhà , cứt đái dính be bét khắp quần áo. Đấy là cảnh cáo cái tội gây mất trật tự nơi công cộng.

Nạn trộm cắp hoàng hành mà không ai dám nói, không ai dám kêu. Mấy ông nhà báo , mấy ông nhà văn ở Việt Nam sang đây thấy ngang tai chướng mắt. Ngứa bút , viết
mấy bài lên án tội trộm cắp dán trên tường. Bị bọn lãnh đạo gọi nên tầng ba huấn thị . mỗi ông ăn mấy bạt tai xanh cả mắt.

Hôm sau trên tường người ta thấy bài viết mới sặc mùi ca ngợi lãnh đạo trại, nào là tài tình sáng suốt, nào là công minh chính đại, nào là trong trại được tự do ngôn luận , ai muốn nói sao thì nói , lãnh đạo tôn trọng ý kiến cá nhân.

Có người sợ vãi đái còn làm ngay một bài thơ ca ngợi nhóm đầu gấu lãnh đạo trại.

lãnh đạo trại đã cho ta một mùa xuân
... đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng
Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi
... đã đem về mùa xuân cho....


Nói thật là lúc ấy mình đọc song bài thơ thấy cay mũi, vừa buồn cho số phận người tị nạn , vừa tức thằng cha nào viết bài thơ ca ngợi mấy thằng lưu manh vô học , người không ra người , thú không ra thú . Chỉ được mỗi cái chiến công là đã từng đi tù lâu năm.

Bọn tù tội , lưu manh sang Hồng Kông, sống trong trại đúng là gặp đất để phất. Vì trên chúng chẳng có ai để mà sợ ,Liên hiệp Quốc chỉ là bù nhìn, chúng lại không đi chùa , không tin đạo , chẳng sợ lương tâm, lương tháng dằn vặt. Cảnh sát Hồng Kông chỉ đứng canh bên ngoài hàng rào. Bên trong hàng rào chúng nó là tướng , là tá .

Dân lành thì yếu bóng vía, ở Việt Nam thì chăm đi chùa , đi đạo . Chính phủ bảo đi B thì đi B , bảo oánh thì oánh . Hết đánh nhau , chính phủ bảo đi kinh tế mới thì đi kinh tế mới . Bảo đi ra đảo Trường Sa thì đi Trường Sa.

Bây giờ sang trại cấm lại phải nghe mấy thằng tù tội. Văn hay chữ tốt, đạo đức hiền lành không giết được bọn lưu manh. Mà giống đời không thắng được thù thì phải coi thù như bạn , phải chấp nhận sống hèn , chứ dở dở ương ương mất mạng như chơi.

Nhưng nói thật nếu mình là mấy tay nhà văn , nhà báo kia , thà mình ngồi im không viết gì như Trần Dần ở Việt nam còn sướng hơn là đi ca ngợi kẻ thù mình. Thật không còn tý nào là liêm sỉ.





Trời thì nóng , mỗi ngày mình chạy vào nhà tắm không dưới 5 lần. Chạy vào để cả quần cộc xối nước vào đầu , vào người cho mát.

Nhưng để vào nhà tắm người ta phải đi qua cái sân nóng như lửa , lại còn sợ pháo kích từ bên trại Hải Phong bắn sang. Đạn pháo là những cục gang được đập vỡ từ những miệng cống quanh trại.

Vừa mới hôm qua hai mẹ con người huế đi tắm đêm , đang đi ngang qua sân đến nhà tắm nữ thì bị ăn trọn một viên 105 li từ bên Hải Phòng bắn sang. Khổ cái là đạn nó không có mắt , cho nên không cứ dân tỉnh nào , ai xấu số phải chịu thôi.

Bên Quảng Ninh vội phản pháo , bắn bừa bắn ẩu mấy loạt rồi thôi .

Hai bên vẫn rất căng thẳng , Bên Quảng Ninh dân ít hơn bên Hải Phòng, nên mọi người đều có lệnh tổng động viên , Nếu Hải Phòng phá rào đánh sang thì tất cả già trẻ , gái trai đều phải tham gia kháng chiến.

Những ngày này các bà , các mẹ hễ ăn cơm xong là ngồi cắt những cái quần ,cái áo, khâu lại thành cái áo trấn thủ cho chồng ,cho con.

Còn những thanh niên trẻ thì miệt mài chế tạo vũ khí. Có người còn dùng kìm cộng lực , cắt dây thép gai làm mũi tên . họ chế tạo súng bắn tên rất hiện đại . nếu ai xấu số bị một mũi tên vào người thì chắc chết .

Hôm chế tạo xong súng bắn tên, họ gửi ra ngoài tự do dự triển lãm , được bên ngoài đánh giá cao thành tích sáng kiến.

Anh em bạn bè của bọn đầu gấu sống bên ngoài tự do còn viện trợ vũ khí, viện trợ thuốc men , thậm chí viện trợ cả hê rô in . Tất cả các thứ viện trợ từ bên ngoài đều được cho không , bên trong trại cấm không cần hoàn lại.

Những chiến sĩ dũng cảm như Hùng Trột . Long tấn Quỷ , Dũng điên, Hải sẹo ....Ai ai cũng được trang bị một thanh kiếm Nhật sáng loáng , thanh kiếm sắc như nước , nếu ngửa thanh kiếm nên để sợi tóc giơi xuống chạm lưỡi kiếm là đứt đôi sợi tóc.

Phải nói kiếm Nhật rất lợi hại. Hồi mới tới Hồng Kông , vừa ngày hôm trước, hôm sau, nghe tin bên trại tự do có giết người ở tổ nấu cơm. Tay nấu cơm người Cửa Ông dùng kiếm Nhật, chém đứt cổ người cùng làm chỉ vì xíc mích rất nhỏ.

Chỉ một nhát kiếm đi ngang , đầu lìa khỏi cổ lăn lông lốc trên nền xi măng sân trại.


Bên trại Hải Phòng còn được trang bị vũ khí nhiều hơn , và có quân đội chính quy nhiều hơn . Bằng chứng là hôm chủ nhật , bên Hải Phòng tổ chức họp mít tinh toàn trại. Có cả cờ quạt , khẩu hiệu . Rồi có cả duyệt binh hẳn hoi . Cuộc duyệt binh đó chắc là để uy hiếp tinh thần quân và dân Quảng Ninh.

Kể từ hôm phân chia đất đai , hai bên đều tập chung củng cố lực lượng. Chưa có trận đánh lớn nào, chỉ có mấy trận lẻ tẻ của Hùng Trột bên Quảng Ninh , hắn cùng bộ hạ trèo lên mái bếp nhà trại bắn đạn pháo 105 li sang sân Hải Phòng làm bị thương mấy người già và trẻ con.

Thật tội nghiệp những người vô tội.


Bây giờ đang là 12 giờ trưa, nắng như đổ lửa , trong nhà hầm hập hơi người , hơi nóng. Ngoài sân vắng teo , không một bóng người . Chỉ có thi thoảng một bóng A Sề < cảnh sát coi tù > đi dọc hàng rào trại .

Họ đi kiểm tra xem có ai phá rào trốn trại không . Chứ họ đâu có quan tâm đến tình hình trong trại. Sống , chết ra sao kệ bố mày.

Bỗng mình thấy tay lính gác cổng biên giới giữa hai trại người Huế chạy vào buồng hô lớn ...Bọn nó tấn công ...Bọn nó tấn công

Thursday, July 16, 2009

Thắng Lợi

Thằng em xuống biển lên rừng
Làm thân con thú kiếm từng miếng cơm
Đêm đen gió bẻ cộng rơm
Thằng anh hành khất sớm hôm ăn mày.

Hai anh em , đến nơi này
Không cha không mẹ thân gầy xác xơ
Cạnh đường ngọn cỏ bơ vơ
Sống nhờ sương móc bên bờ rãnh khô

Con đương lầy lội nhấp nhô
Ngôi nhà không nóc cái mồ trắng tinh
Thằng anh ngã nước chết sình
Thằng em thân vạc một mình héo hon


........................................
..............................................

Hồi sơ tán năm 72 , nhà mình ở ngần nhà hai anh em thằng Thắng thằng Lợi. Chẳng hiểu sao bố nó lại đặt tên anh em nó như vậy. Hình như bố nó đang ước mơ quân ta luôn thắng lớn trong chiến trường.

Mình chơi với đứa em . Nó hơn mình những 4 tuổi , nhưng người nó nhỏ hơn mình, nên mình với nó cứ tao tao mày mày. < mãi sau này mình mới biết nó hơn tuổi mình >

Da nó đen nhẻm đen nhèm , đen như củ súng , bọn mình gọi nó là thằng lợi đen.

Anh Thắng nó ngày trước đi thanh niên xung phong trong trường sơn , bị mảnh bom vỡ mảng sọ, bây giờ là thương binh. Mình chẳng biết anh nó là thương binh loại mấy mà chẳng thấy anh nó được cấp tiền thương binh bao giờ.

Chả biết có phải không ,nhưng ngày ấy nghe người ta nói thanh niên xung phong không được hưởng chế độ chế điếc gì.

Anh nó suốt ngày ngồi trong bếp, lầm lì , ai chào cũng không nói , ai gọi không thưa.
Thi thoảng lại với tay lấy cái điếu cầy , bắn một hơi dài , nhả khói mù mịt rồi cười cười nói nói, nói chuyện với khói thuốc lào cả ngày.

Người ta nói mẹ nó chết bom Giôn Sơn từ hồi năm 68. Bố nó đi lấy vợ hai. Bà gì ghẻ độc ác suốt ngày đánh chửi hai anh em nó . Đến nỗi bố nó phải làm cho hai anh em nó một cái lều tranh nho nhỏ, rồi bỏ anh em nó một mình, đi theo bà hai.

Thi thoảng mới thấy bố nó đến thăm hai anh em. Nó không học hành gì , ngày thì lên rừng , ngày thì xuống biển . Biển , rừng đã nuôi hai anh em. Nó ít nói , không bao giờ thấy nó cười. vui lắm nó cũng chỉ nhếch mép lên một tý, trông như ông cụ non.



Những ngày nghỉ học , mình thường theo nó lên rừng đào rễ tray. Trong rừng nó đi nhanh như con hoẵng, mình cứ chốc chốc phải chạy theo. Nó có biệt tài nhìn cây biết rễ. Cây nào nó bảo đào là có , cây nào nó bảo không đào mà cố tình đào thì chỉ ăn cám.

Có hôm ở gần dốc Cổng Trời, mình chứng kiến nó đào chỉ một rễ mà hai thằng làm hai gắnh nặng. Nó khẽ nhéch mép nói, Rễ đuổi . Mình hiểu rễ đuổi là một loại rễ kéo dài từ gốc cây xuống sườn núi dài đến cả trăm mét. Đi đào rễ tray chỉ cần trúng một rễ là đủ ăn.

Vào những năm 80 bệnh của anh nó ngày càng nặng, nhiều khi anh nó bỏ nhà đi lang thang. Chân đất, trần truồng không quần không áo, đầu tóc bù sù như tổ quạ. Cứ vừa đi vừa nói chuyện với cỏ cây. Thi thoảng đứng lại nhìn mặt trời rồi chỉ tay chỗ này , chỗ kia.

Có đêm đang ngủ , mình còn nghe thấy tiếng nó gọi anh, cứ Thắng ơi ...Thắng ơi mày ở đâu ..nghe mà chẩy nước mắt.

Tìm được anh , nó phải rỗ khéo anh nó mới về. Nhiều khi anh nó thấy nó là chốn . Có lần nó đi rừng về, trời đã tối mà không thấy anh , nó đi tìm , tìm khắp thị trấn suốt cả đêm không thấy, sáng hôm sau thấy anh nó nằm cong queo trong cái chuồng lợn rỗng không.

Mình hỏi nó Sao không đưa anh đi trại tâm thần. Nó nói.... Quen rồi.

Những năm đói , cả nước phải ăn hạt bo bo , ăn mì bột. Có hôm mình sang nhà nó chơi , thấy hai anh em nó hết gạo, đang ăn củ mì với rau tầu bay rừng. Mình về nhà xúc trộm bố mẹ hai tô gạo mang sang cho nó. Nó không những không lấy mà còn sừng sộ đòi vác ghế đập . Từ ấy mình chẳng dám cho gì.

Ngày quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1982 , cả thị trấn đi mít tinh kỷ niệm ngày độc lập, Mình với thằng Lợi đứng giữa sân , ngay chân cột cờ . Nghe ông cán bộ huyện nói chuyện . Ông nói...Nhờ ơn đảng và chính phủ.....Nhờ ơn đảng và chính phủ.....Dân ta có đủ cơm ăn. Nhờ ...nhờ.

Giọng ông khi thì hừng hực lửa , khi thì thào như lời tâm sự , nghe cảm động lắm , ai cũng rơm rớm nước mắt.


Chiều tối mới về nhà, không thấy anh đâu. Chạy đi tìm , thấy anh nó chết nổi cái lưng dưới ao bèo trước cửa.

Nó mang anh nó vào bếp , đốt lửa sưởi cho anh nó , rồi cứ thế ôm lấy anh , không chịu cho người ta đem chôn, buồn ơi là buồn.

Tuesday, July 14, 2009

sơn ca

Ngày mình sang trại 324 , giường mình ở gần giường một tay tên Sơn. Nhưng mọi người trong trai lại gọi hắn là Sơn ca . Người ta gọi thế bởi hắn dẻo mỏ lắm, hắn nói chuyện rất duyên, các bà các cô mà nghe hắn nói chuyện thì chỉ còn nước , mắt chữ A mồm chữ O , rồi từ từ ngả bàn đèn mời hắn xơi.

Nhưng không hiểu sao cũng có bà cho hăn chơi rồi lại chửi hắn. Có hôm mình chứng kiến có bà chửi hắn mặt L..chỉ nói sạo , nói thì hay mà làm thì dở ẹch. chưa đến chợ đã hết tiền , không bõ công bà tụt quần.

Hắn cao to , da trắng như tây. Nhình hắn đàn ông cũng thích chứ chẳng cứ đàn bà.

Nghe hắn kể . Ở Việt nam , hắn làm công an giao thông Thành phố Hồ Chí Minh. Ấy là thời vàng kim . Hắn nói ngày ấy cấp trên khoán cho hắn mỗi tháng phải nộp một cây vàng, rồi muốn làm gì thì làm.

Hắn tiêu tiền như rác,các bến xe miền đông,miền tây, xe vận tải hành khách, xe vận tải đường bộ , tất cả phải nộp tiền nuôi hắn.

Hắn như vua con, đi đâu cũng có em út theo cả tá. Tiền nhiều tiêu không hết, hắn ném vào cờ bạc. nào ngờ hắn thua hết , chỉ trong hai tuần bao nhiêu tiền hắn ki cóp không cánh mà bay.

Hắn bán hết những gì hắn có để trả nợ con bạc , hai tháng liền hắn không nộp đủ tiền cho cấp trên. Hắn bị kỷ luật chuyển công tác. Từ đó hắn bị ngồi tại văn phòng, suốt ngày ở nhà làm sổ sách , thế là ăn cám.

Đang tiêu tiền như rác, nay ngồi trong văn phòng tù túng , không tiền, hắn không chịu nổi.

Trong một đêm hắn khoác áo công an , đeo súng ra đường chặn xe xin tiền. Bị phát hiện , hắn bị đuổi khỏi ngành. Thế là hắn tìm đường đi Hồng kông.

ấy là hắn nói thế , ai tin thì tin, còn thực hư thế nào bố ai mà biết. Trong cái đám dân hổ lốn này thiếu gì ăng ten làm cho cục an ninh Việt Nam.

Trại mấy ngìn con người hắn nổi tiếng là dâm dê, mà kể cũng lạ , bà vợ hắn không hề ghen, mỗi lần biết chuyên , mụ vợ chỉ nhổ một bãi nước miếng đánh.. rẹt.

Hắn chuyên đi nhìn trộm phụ nữ tắm , chả là trong trại, buồng tắm nam và nữ chỉ cách nhau một tấm tôn mỏng, ai đó đã đục thủng một lỗ nhỏ gần trên trần buồng tắm .

Có hôm đi tắm, mình bắt gặp hắn đang kiễng chân trên ghế ,chả biết hắn có nhìn thấy gì không, mà mắt thì cứ rán vào cái lỗ nhỏ tí , tay hắn thì cầm lấy chim xoa xoa, mồm hắn rên rỉ ...sướng ..sướng...ui giời ơi sướng sướng.

Bất ngờ hắn nhẩy xuống ghế, mặt tái mét , người run cầm cập. Mình hỏi sao ..sao..
Hắn nói bà xã ..bà xã đi tắm...tôi nhìn thấy... của.. bà xã tôi ..

Thì sao ..thế ông không nhìn thấy của bà xã ông bao giờ à? Mình hỏi hắn.

Hắn nói . ..Không...không, nếu tôi nhìn tôi bị xúi lắm, nhìn ai thì không sao , nếu nhìn của bà xã thì nhất định bị xúi...xúi.. tôi đã bị xúi nhiều rồi.

Nghe hắn kể mình mới hiểu . Ngày ở Việt nam , đêm nằm với vợ làm gì thì làm, cấm nhìn, nếu hôm nào hắn nhìn cái của vợ hắn, thì y như ngày hôm sau có chuyện , không bị kỷ luật , cũng bị viết kiểm điểm. Ít thì cũng bị cấp trên gọi nên chửi bới về chuyện gì đó.

Hắn nói hôm nay nhìn thấy cái của vợ , ngày mai , ngày mốt nhất định có chuyện.

người hắn vẫn còn run...run... không biết run vì rét hay run vì sợ cái xúi nó đến mà chim hắn biến đi đâu , chả thấy gì.

Hắn nói.. . Trong chăn mới biết chăn có dận, làm trong ngành công an giao thông mới biết nó khổ như thế nào , cứ nhìn thấy cái của vợ đêm trước thì ngày sau phải nhìn thấy mặt sếp. Cho nên nhiều khi đi họp phải nhìn mặt sếp lại thấy cái L..của vợ .

Sunday, July 12, 2009

di cư

Thế là đã ở trại Samsuipo được 5 tháng, mấy hôm nay trời mưa tầm tã. Nghe đâu trại lại chuẩn bị đón thêm người vào.

Mình ngồi trong cái phản gỗ nhỏ bé , cái không gian duy nhất của riêng mình nhìn ra trời mưa. Từng cơn gió làm rung rung những cuộn dây thép gai, mưa trắng xóa bầu trời.

Đài báo đưa tin đây là cơn bão lớn số 5 . Trời ơi, bão gió thế này không biết những thuyền đang trên biển có tránh bão kịp không. Nhớ lại trên đường đi, mình thấy mấy tầu bị đắm , tang thương lắm.
Hôm qua nói chuyện với anh Trí ,dân Quảng Ninh, anh đi khác tầu . Anh nói tầu anh bị đắm khi vượt el đảo Hải Nam, vợ con chết hết, anh may mắn được sóng đánh giạt vào bờ sống sót.

Đã chiều rồi mà mưa vẫn không ngớt. Không biết quê nhà có bị bão không , liệu bố ở nhà có biết sửa cái mái bếp đằng sau đã bị hỏng nhiều , phải thay , nếu không một cơn gió lốc là bay cả mái.

Rồi cái nền nhà mình đang làm dở dang thì bỏ đi HK..Ngày mình đang làm thì cán bộ , công an đến đòi dừng công trình không cho làm, họ định cướp đất , cướp nhà của mình . Nhưng mình không chịu, định dùng võ cùn đánh lại họ. Chưa kịp đánh thì gặp bạn bè rủ vượt biên. không biết bố có giữ nổi mảnh đất ấy không , bây giờ giá đất ngày càng cao , nhất là những miếng đất mặt đường .

Càng nhớ nhà ruột gan càng rầu rầu, bên ngoài trời vẫn còn mưa, trời mưa nên tối rất nhanh. Bọn Phong bá Địa đang chuẩn bị đi xuống nhà chia cơm , bọ nó đi chia cơm mà cầm theo mỗi thằng một cái gậy, nó sẽ đánh bất kỳ ai không nghe theo bọn nó. tuần trước không hiểu lý do gì mà bọn nó đánh thuyền trưởng tầu Hoa Phượng Đỏ gẫy mấy răng, máu me be bét. Chúng vẫn chưa tha , còn nhét cả cứt vào mồ . Đúng là kiểu sống trong tù , chúng rất độc tài.
Vì thế rạo này tình hình xung khắc miền vùng càng rõ nét. Kể từ hôm một đầu gấu Quảng Ninh đâm bị thương một đàn em Phong Bá Địa, Bọn lưu manh Hải Phòng càng đàn áp dân tỉnh lẻ nhiều hơn. Chúng càng tức khi không bắt được kẻ thù .

Hôm ấy kẻ đâm người đã nhanh chân chạy tới phòng cảnh sát xin đi tù , nếu không làm vậy , đầu gấu Hải Phòng sẽ giết chết hắn ngay.

Bây giờ nhìn kìa , chúng từng tốp 5 thằng vác gậy đi khắp các buồng, ai ngứa mắt chúng đập luôn , không cần nói lý do.

Nhưng có một quẫy toàn dân quảng nình ,lưu manh Hải Phòng gườm gườm không dám động tới , đứng đầu là ba anh em LÝ Mạnh , Lý Thành, Lý Hiển.


Dạo này sáng sớm tinh mơ khi mọi người đang ngủ ngon thì ba anh em Lý Mạnh đã dậy ra sân luyện võ , Hôm nọ mình cũng dậy sớm , chỉ là thể thao buổi sáng bình thường thôi. nhưng mắt cứ nhìn trộm anh em Lý Mạnh đi quyền.

Lý mạnh to béo ,người dân tộc sán dìu, bình thường trông hắn rất chậm chạp,chân hắn đi vòng kiềng , lạch bạch lạch bạch. Thế mà khi đi quyền hắn thành con người khác hoàn toàn. Nhanh nhẹn và chắc chắn , hắn tung chân đá gió nghe vù vù .

Việc dậy sớm luyện võ của ba anh em lý Mạnh cũng là một thông điệp gửi tới quẫy lưu manh Hải Phòng . Và cũng là lời hiệu triệu toàn quốc chuẩn bị kháng chiến.Chống áp bức. Dân các tỉnh lẻ ba tầu Sài Gòn , Huế, họ túm năm tum ba bàn tán , họ ủng hộ anh em Lý Mạnh .

Trại dần đần hình thành hai phe , Quảng Ninh và Hải Phòng. Hải Phòng mạnh hơn , ăn hiếp dân thường ,chiếm hết những vị trí lãnh đạo béo bở. Quảng Ninh yếu hơn, co cụm lại, liên kết các nhóm dân khác chờ thời cơ,

Vừa mới buổi trưa hôm nay thôi , khi trời còn đang mưa to , mấy đàn em Phong Bá Địa ôm đâu về một bó toàn ống sắt , loại ống nhỏ bằng hai ngón tay, dài hàng mấy mét. Chúng cắt đầu nhọn , mài sắc thành cây giáo dài, trên gần mũi nhọn lại buộc một cái dải màu đỏ , trông y như cây giáo của quân đội thời xưa.

Mình ở cùng buồng Phong Bá địa , có điều mình không tham gia vào chính trường , trính trị.
Khoảng 5 giờ chiều , mình tản bộ sang buồng 325 , buồng có Lý Mạnh. Gần đến quẫy Lý mạnh , mình thấy trên tầng 3 một đám đông đang ngồi , hình như là hội nghị Diêm Hồng , ai trông cũng ngiêm nghị, chắc là đang bàn nhau nên hòa hay nên đánh ?

Không khí trong trại căng như dây đàn, góc nào cũng thấy có người mài vũ khí.Người thì dùng ống kẽm làm giáo, người thì bẻ cả khung giường là kiếm, những thùng đựng cơm bằng nhựa được cắt ra làm lá chắn.
Những miệng cống thoát nước làm bằng gang cũng bị đập ra làm đá để ném. Họ cắt những ống quần , ống tay áo làm mặt lạ .

Cả đêm hôm ấy trong trại không ai ngủ , hai nhóm Quảng Ninh và Hải Phòng đang vườn nhau như hai con hổ sắp lao vào nhau cắn xé. Cả hai nhóm đang chờ đợi xem nhóm nào ra tay trước.

Năm giờ sáng ngày hôm sau dân chúng cứ rỉ tai nhau , rồi rủ nhau chuyển buồng, tất cả dân Quảng Ninh , cùng các dân tỉnh lẻ lũ lượt khuân đồ đạc cá nhân chuyển sang buồng 324.

Buồng 324 là một buồng khá độc lập , nó được ngăn cách với buồng 325, 326 , 327 bởi một hàng rào sắt, chỉ có một cửa duy nhất để đi lại với các buồng bên .

buồng 324 có Hòa teo người Quảng Ninh, hắn làm đầu gấu buồng này. Ba anh em Lý Mạnh đã quyết định tụ lại với hắn để chống lại đám Phong bá Địa.

Thế là dân chúng tỉnh lẻ lũ lượt chuyển sang 324 theo Lý Mạnh, còn dân Hải Phòng đang ở buồng 324 thì chuyển ngược lại buồng 325, 326, 327. theo Phong bá Địa.

Ai ủng hộ chính phủ nào thì đi theo chính phủ đó.

Hình như mình cũng có bản năng bênh vực kẻ yếu. Cho nên mình cùng mấy anh em thân cận cũng chuyển sang buồng 324 , theo Quảng Ninh. Bỏ lại cái giường nhỏ bé xinh xinh ở buồng 326, cái giường mình đã bỏ bao công trang trí trông đẹp mắt.

Trên đường đi mình gặp một bà già , một tay chống gậy , một tay dắt cháu bé chừng hai , ba tuổi ,lại đèo theo bọc quần áo trên lưng , vừa đi bà vừa khóc, vừa chửi trời chửi đất.

Cha bố chúng nó , sao ở đâu cũng phải chạy giặc thế này. hết chạy hồi năm 54 vào nam ,tưởng được yên , nào ngờ phải chạy đi sang đây, rồi ở đây cũng không ổn , nay lại chạy sang 324 . Ngày mai chạy đâu hở giời...hở giời..

Thật là:

Trách đời đưa chiếc lá vàng
Qua sông bến hải lại sang trại tù
trời mưa ướt tấm thân gù
co ro cháu bé không dù che thân.


.............

Chỉ trong vòng mấy tiếng buổi sáng , bao nhiêu dân tỉnh lẻ đã sang hết buồng 324, còn dân Hải Phòng cũng dồn hết về với Phong Bá Địa bên 326.

Bọn Phong bá Địa bị bất ngờ , chúng chuẩn bị đánh nhau mà không hề biết âm mưu phân chia đất đai , phân chia miền vùng của đám lưu manh Quảng Ninh.

Xét về chiến thuật , chiến lược thì Lý Mạnh đã thắng một trận ròn rã. Phong bá Địa nắm quyền lãnh đạo mà không có dân thì cũng vô ích. Cho mi ngồi ở thủ đô , làm lãnh đạo mà không có dân thì cũng vô ích . Nhưng cũng may cho Phong bá Địa , hắn vẫn còn lại đám dân tỉnh nhà , và một ít dân tỉnh lẻ từng được hưởng lộc của hắn.


Đúng 12 giờ trưa thì cái cổng duy nhất để đi lại giữa hai bên bị khóa chặt, bên nào cũng có lính đứng canh phòng , tay lăm lăm vũ khí. mặt hầm hầm . Từ lúc đó dân hai bên không ai được qua lại nữa , ai cố tình trèo rào, vượt biên sẽ bị đâm chết ngay.

Từ bên trại Quảng Ninh , mình thấy bên hải Phòng đang tập hợp từng toán người , ai cũng lăm lăm thanh kiếm. Kiếm Nhật hẳn hoi ,sáng loáng. Hình như chúng được viện trợ vũ khí từ ngoài tự do . Mình nghe thấy những tiếng hô lớn..phá rào đánh sang ...phá rào đánh sang...giết hết bọn Quảng Ninh...giết ..giết...

bà nội

Sắp tới ngày giỗ bà 23 tháng 7. Nhớ bà quá , ngồi viết lại mấy dòng cho đỡ nhớ.

Người ta nói bà mình sống thọ, mãi 93 tuổi mới chết.

Mình thì muốn bà sống mãi đừng chết, mình yêu bà lắm. Ngày mình còn bé , suốt ngày mình theo đít bà , bà đi đâu cũng đòi theo.
Hồi những năm sáu mươi, nhà mình chuyển nhà tới nơi ở mới. Cái nhà ngay sát bờ sông, khi nước lên, đứng ở hiên nhà có thể thò chân xuống nước làm mồi dử cá , từng đàn cá đối bu đến , chỉ việc lấy doi vụt trên mặt nước cũng có cá ăn.

Có hôm nước xuống,lòng sông trơ ra từng bãi cát. Mình theo bà xuống bờ sông rửa rau cám heo , chân đạp bùn, ngã trôi tuột xuống nước. May mà bà biết , bà kéo lên . Mình bị uống no một bụng nước, mặt tái đi vì rét, vì sợ, nhưng không khóc. Chỉ vãi đái thôi.

Bà sống thanh đạm, chẳng ham muốn gì, ăn gì cũng được , ở đâu cũng xong.

Bố kể rằng ngày xưa bà khổ lắm, ngày bà còn là cô gái xinh đẹp nhất nhì cái làng Đồng Thủy.
Bà làm ngề chở đò , hàng ngày ở bến sông Hồng , một bên là Nam Hà , một bên là Thái bình.
Cô lái đò trẻ đẹp nhiều người biết , nhiều người ong bướm, nhưng cuối cùng người chiếm trái tim cô là một ông quan trong làng. Ông đã có vợ , ông cưới bà về làm vợ hai.

Người ta nói:

Ớt nào mà ớt chẳng cay ,
gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng.

Bà vợ cả ghen lồng lộn, hễ ông nội đi vắng là bà cả đánh chửi bà hai. Bát đĩa nồi liêu vỡ tứa lung tung. Cuối cùng ông nội phải làm một cái lều nho nhỏ cho bà hai ở ngay bến sông.

Ông nội thì ở với bà cả , đêm đêm thi thoảng mới chốn vợ ra ở với bà hai , thế mà bà hai cũng sinh hạ được hai người con , ấy là bố và em gái của bố , mình phải gọi bằng cô , cô Phương .

Ông nội ít quan tâm đến 3 mẹ con bà hai.

Bố nói các con bà cả thì được ăn học tử tế lắm , ai cũng sung sướng. Gia đình ông nội là thành phần địa chủ cường hào,

Còn hai đứa con bà hai thì chả được học hành gì. Thuộc thành phần bần cố nông. Bố nói những người thuộc thành phần bần cố Nông thì có nhiều Đức, và họ đoàn kết lại thì Mạnh lắm.



Vào kỳ đói khổ năm 45 , hàng triệu người chết đói đầy đường. Nhà ông nội có gạo, có nuôi người ăn, người ở mà bà hai phải dắt con đi ra Hải Phòng ở đợ. Chẳng có lương lậu gì , chỉ cốt kiếm bát cơm cho con.

Cũng may bên họ nhà bà, có người bà con làm nghề buôn bán thuốc phiện ,nhà mở bàn đèn tiếp khách,ở phố Tam Bạc , nên mới nhận nuôi bà và hai người con. Chứ cái năm đói như thế, người ta bán con đi không được, ai dại gì nhận người ở < ô-sin > mà lại còn nuôi thêm hai đứa trẻ con.

Bố theo cách mạng từ năm 13 tuổi. Em của bố đi theo kháng chiến lưu lạc lên tận Điên Biên Phủ, mãi sau này mới ngặp lại.

Cách mạng về , bác hồ đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 , rồi cải cách ruộng đất. Ông nội bị bắt .

Bà nội kể lại trong nước mắt: Nông...Nông... dân chúng nó bắt ông mày, trói lại lôi ra đình.

Những năm ấy là những năm tang thương , con đấu cha , vợ tố chồng, đâu đâu cũng tố địa chủ là bóc lột, đâu đâu cũng có giết người.

Cách mạng đấu tố ông nội , người ta chôn sống ông , gia đình ông nội bị mất hết của cải , các con ông tan tác.

Bà đi theo bố khắp các miền đất nước, Năm mình biết tập tễnh theo bà thì bà đã già rồi,Bà ăn uốn rất thanh đạm , bà chỉ nghiện trè xanh và trầu, bà nhai trầu cả ngày, lúc nào cũng thấy bà nhỏm nhẻm nhai trầu. Người bà thơm nức mùi trầu.

mình còn nhớ bà têm trầu rất đẹp , một nửa lá trầu , một miếng cau, một miếng vỏ tray đỏ , một ít vôi , một ít thuốc lào . ấy là một miếng trầu của bà.

Ngày nào cũng vậy , bà dậy sớm hái chè, rồi bà đun một nồi nước chè xanh ,uống một bát đầy rồi muốn làm gì thì làm. Bà giậy mình hái từng lá sao cho cây chè không bị hại , mà khi nấu nước chè lại xanh , ngon.

Mùa trè ra quả , mình theo bà hái đầy những rổ quả chè, quả chè mà chưa già , mình có thể ăn được , căn đôi ở trong có nhân trắng tinh , ăn có vị mát chứ không đắng.

Vườn nhà rộng, mấy ha đất. Một mình bà suốt ngày lụi cụi hết trồng mít, lại trồng trái thơm < quả dứa > . Mùa nào thức ấy , hoa trái đầy vườn. Mùa ổi chín hái không kịp , quả rụng đầy gốc , bà phải quét rọn đào hố chôn.

Hôm nào đi học về cũng vậy , vứt cái cặp sách lên bàn là chạy đi tìm bà , bà ..ơi...bà..ơi...

Khi thì thấy bà đang lom khom buộc lại mấy buồng chuối , khi thì lại thấy bà ở tít lưng chừng đồi với những cây khoai mì .

Cái thị trấn nhỏ bé ngày ấy , không nhà nào là bà không đến thăm hỏi , khi thì bà mang cho ai đó một rổ chè xanh, khi lại thấy bà một tay chống gậy , một tay bưng rá ổi đi cho ai đó.

Bà chả bán cái gì cho ai bao giờ , bà có là bà cho.

Bởi vậy mà khi bà ốm , ai cũng đên thăm hỏi , lúc nào cũng chật nhà . Mọi người quý và tôn trọng bà . Ai cũng coi bà như là già làng vậy.

Năm mình vượt biên chẳng dám cho bà biết, chẳng dám cho bố mẹ biết. Nếu mà biết, gia đình chẳng ai cho mình đi.

Bữa cơm cuối cùng , mình tự tay giết một con gà, nấu cơm. Hôm ấy ai cũng ngạc nhiên.

Cái thằng không bao giờ nấu cơm , tự dưng nấu cơm. Mình cứ cố cười nói như thường.

Bữa cơm mình gắp cho bà một miếng thịt mềm , mình cẩn thật lấy tay xé nhỏ ra tí một , rồi mình gắp cho bố , mẹ , cả nhà ăn ngon lành.

Mẹ nói . Thằng này hôm nay ngoan , mọi ngày hư , hôm nay ngoan..ngoan... cả nhà cười ồ ...ồ...Mình thì ngồi nhìn mọi người ăn , cố nuốt nước mắt vào trong.

Không ai biết ngày mai, mình không còn ngồi đây ăn cơm với mọi người nữa. Có khi mãi mãi không gặp lại, có khi làm mồi cho cá. Ngày ấy vượt biên nguy hiểm lắm, bị bắt, tù mục gông như chơi. Chết chìm tầu ,chết hải tặc là chuyện thường.

Bây giờ ngồi viết những dòng này , lại thấy bà đang chống gậy, cái lưng gù gù , tay ôm rổ chè đi cho hàng xóm...tự nhiên thấy mắt cay cay muốn gọi, bà ..ơi..ơi...bà....ơi..

......




Bà ơi bà đã đi xa
Bà ơi bà có nhớ nhà mình không
Đêm ngày cháu vẫn ngóng trông
Trông trời trông đất biển đông tìm bà.

Nhớ bà cháu đến gốc đa
Bóng bà tỏa mát quê cha một thời
Hương thơm bà để lại đời
Ngàn năm con cháu thảnh thơi ơn bà

Bà ơi cháu muốn có quà
Bà ơi cháu muốn theo bà chợ hôm
Khi xưa cháu ốm bà ôm
Tiếng du chan cả một thôn nắng chiều

À ơi, à ơi nhiễu điều
Giá gương che phủ, cánh diều bay cao
À ơi bé ngủ đi nào
Nắng vàng nhỏ giọt cành đào ra hoa

Hôm nay ngày giỗ của bà
Trời cao mây nặn nắng sa xuống đồng
Hôm nay trong cõi không không
Có bà đang đứng ánh hồng chân mây.