Sunday, March 29, 2009

CÚNG TƯỢNG ĐẤT



có người nói:
người ta đến cửa chùa
cũng là muốn chở che.....

ẤY MỚI LÀ CÁI KHỔ
CÓ MẮT MÀ NHƯ MÙ
CÓ TAI MÀ NHƯ ĐIẾC
CÓ CHÂN MÀ KHÔNG ĐI

TAY MÌNH NHÀO ĐẤT LÀM NÊN
RĂM ÔNG TƯỢNG ĐẤT GỌI LÀ QUAN CÔNG
ĐỂ LÂU CŨNG THẤY LỒNG CỒNG
ĐEM CHO VÀO CHỐN CHÙA CHIỀN LÀM QUAN

THẾ RỒI CÚNG VÁI MIÊN MAN
LÀM CHO CON CHÁU PHÀN NÀN NGÀY ĐÊM
NÓI RA THÌ BẢO BẤT NHÂN
VÔ ƠN BẠC NGHĨA COI THƯỜNG TỔ TIÊN.

TỔ NÀO TRONG TƯỢNG QUAN CÔNG
TIÊN NÀO CHỊU NHỐT TRONG LỒNG CÚNG CƠM
THẦN TIÊN ĐI GIÓ VỀ MÂY
LẼ NÀO LẠI CHỊU NGỒI NGÂY TRONG NHÀ

NGAY TỪ THỦA MỚI CÓ NGƯỜI
CHA TRÊN TRỜI ĐÃ BAN MƯỜI ĐIỀU DĂN
MỘT LÀ PHẢI KÍNH HIẾU TA
HAI LÀ ĐỪNG CÓ THA MA VỀ NHÀ

KÍNH CHA YÊU CHÚA TRÊN TRỜI
NGƯỜI TÂY ĐÃ CÓ NGÀN ĐỜI NĂM NAY
HỎI RẰNG HỌ CHẲNG CÚNG ÔNG
THẾ RA HỌ CŨNG LÀ PHƯỜNG BẤT NHÂN?

LỜI RẰNG ĐỪNG CÓ ĐIÊU NGHOA
NHÀ TÂY GIẦU CÓ BẰNG BA NHÀ MÌNH
HỌ CÒN THA THIẾT YÊU ĐỜI
LÀM ƠN LÀM PHƯỚC GIỮA TRỜI MÊNH MÔNG

Friday, March 27, 2009

CẮM CÂU




sông xanh nước chẩy hững hờ
làm anh cuống quít đem Lờ cắm câu
chiều tà nắng đổ ngọn cau
nghe tin mưa lũ đây đâu thượng nguồn

bâng khuâng một bước chân buồn
ngang qua bãi trước nhìn luồng cá đi
thế là đã hết công anh
thế là mưa lũ làm anh một mình

CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA




Ông Trời ở tận trên cao
làm mưa làm nắng cho người thế gian
người ta ở đất thấp này
đêm đêm ki cóp ngày ngày bon chen

nghẫm mà giọt lệ mưa xa
bao nhiêu công khó của CHA trả về
ngày kia có lúc nằm kề
sâu trong mộ địa mang về được chi ?

NAILS




làm nail đi muộn về khuy
ăn cơm nửa bữa , ựa chua dạ dầy
làm nai lắm kẻ xanh gầy
người ta mắng chửi chứa đầy lỗ tai

bạn làm gọi tớ anh hai
chiều nay gác súng lai rai vài chầu
tưởng rằng đến Mỹ là đầu
ngờ đâu đến Mỹ dầu dầu rửa chân

tủi cho một tấm thân gầy
như con cò lả lạc bầy kiếm ăn
ai ơi đừng có lăn tăn
ngày nay đi Mỹ chỉ là rửa chân.

VỀ THĂM QUÊ

ta về rồi lại đi ngay
ở lâu không khéo có ngày chiến tranh
vết thương cũ vẫn chưa lành
đành hanh đỏ mỏ, thông hành ông đâu?

CÂM








lẳng lặng mà xem mấy thằng câm
lao xao lịnh hót hóa ra hâm
Nước non thây kệ ngèo hay đói
nói đến làm chi dễ đái dầm

lẳng lặng mà xem mấy thằng câm
Trường xa đang mất chẳng dám đâm
đất đai thây kệ còn hay mất
ông sống mặc ông chịu tím bầm

EM TÔI





em tôi là gái vùng than
năm châu bốn bể lang thang khắp trời
khi trại cấm lúc thiếu thời
khi dân đô thị lò dò sinh nhai

không cha , không mẹ, không nhà
chồng con chua co , ấy là em tôi
tim em máu đỏ tuôn trào
tình yêu nhân thế rạt rào trong em

ngày nay đi ngược về xuôi
chim bay bể bắc tìm người biển đông
người thì cứ đứng ngóng trông
trăng tà xuống núi mà không buồn về

nói ra thì thật não nề
thời gian đâu có đuề huề đợi ai
khi nào mới có nhà trai
gọi anh một tiếng lai rai vài chầu





Friday, March 20, 2009

ƠN CHÚA




Trời xanh , mây trắng gần xa
Nơi ấy Giê-su Chúa Cha trị vì
Biển đông gió cuốn rì rào
Là nơi thiên sứ Chúa chào chúng ta


Có người lạc lối đường xa
Nhờ ơn Chúa mới thấy ra đường về
Em đây lam lũ bốn bề
Cũng ơn Chúa cứu đuề huề ung dung


Anh còn gánh nặng trên lưng
Đem trao cho Chúa là ngưng mỏi mòn
Ai ơi đói khổ gầy còm
Vững tin nước Chúa là còn tương lai.


davidtran

PHOENIX

Tên anh là một loài chim
Anh em Công , Tri , họ hàng Họa Mi
Nguời ta là lính xa nhà
Anh tôi lính xế tà tà hai wây


Nghi rằng như bác nông dân
Ngày đêm sớm tối theo trâu ra đồng
Khi lên dốc , lúc xuống đèo
Bình tâm anh hát lời vàng thánh ca


david trân 2009

Thursday, March 19, 2009

THAN CÁM PHẦN II

Tài Loan

Mới thoạt nghe cái tên người ta..tưởng.. Ông ấy là một người Việt gốc Hoa . Nhưng không. Ông ấy đích thị là người Việt. Tên thật của ông là Loan và ông rất tài , tài giỏi đủ thứ.Từ ngoại giao ngoài xã hội tới các công việc ở nhà, vậy nên người ta gọi ông là Tài Loan.

ông khoảng 60 tuổi , đầu hói bóng nhoáng , chỉ còn mấy sợi tóc sau gáy lơ phơ bạc trắng , trông như đuôi ngựa cho nên lúc nào ông cũng đội một cái mũ phớt kiểu Pháp , ông vừa lùn vừa béo , chân lại hơi vòng kiềng , cái bụng của ông trông như bụng cóc lúc nào cũng trương phình ra phía trước , nhưng ông rất tự hào về nó.

Vì ở một đất nước nghèo , đói ăn ,ai ai cũng gầy ốm trơ xương mà ông có được một cái bụng nung núng toàn mỡ thì kể cũng đáng để khoe lắm chứ. Ông làm nghề lái xe, lái xe từ thời Pháp cho tới nay. Trải qua bao nhiêu đời giám đốc mỏ , hết ông giám đốc này đến ông khác lên thay , nhưng Tài Loan lúc nào cũng là lái xe riêng cho giám đốc , thế cũng đủ biết ông tài tình như thế nào rồi.
Mọi người ở cái thành phố cảng nhỏ bé này ai cũng phục cái tài của ông , ngay từ hồi còn máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc , hồi năm 1968 , xe đạp là một cái tài sản lớn của người ta thì ông đã có hẳn một xưởng sản xuất xe đạp nho nhỏ tại nhà . Xưởng của ông chuyên gia công một số phụ tùng của xe đạp , rồi ông lắp ráp với các phần khác ông nhập ngoại. Xe ông bán giá rẻ hơn ở bách hóa của nhà nước lên bán rất nhanh , ông phất lên cũng một phần vì nó, một phần vì ông có tài ngoại giao. Tất cả các giám đốc mỏ mà đã ngồi lên xe ông thì đều trở thành bạn hữu làm ăn với ông, vì vậy thế lực của ông lớn lắm.

Ông giàu có nhất nhì trong vùng , tài sản của ông trông bề ngoài còn có phần hơn cả cái nhà ông giám đốc cầu đường, - ông... bố của Khanh .

Ngôi nhà của ông mười gian mái ngói xây theo kiến trúc Pháp bệ vệ chiếm hết cả một quả đồi ngoại ô thành phố. Ông cho xây một cái cổng lớn , hai cánh cổng bằng sắt , mỗi lần cái xe u oat của ông đi về thì phải có một người khỏe mới mở được cái cổng cho xe ông vào .

Nhưng ông có một nỗi buồn mà ai cũng ái ngại cho ông , ấy là của cải của ông nhiều thế nhưng nếu ông chết , chẳng có ai thừa hưởng , vì bà vợ ông không biết đẻ. Bà đẻ cả một đàn mười đứa con toàn là vịt. Mấy đứa lớn đã lấy chồng , có con và ở riêng cả. Chỉ còn mấy đứa út là đang sống cùng ông bà .

Mấy đứa lớn chẳng đứa nào ra hồn , đứa thì méo mồm , đứa thì lác mắt , mà may sao chẳng ế đứa nào . Duy có đứa con gái út của ông thì đẹp , đẹp lắm , nó càng lớn càng đẹp , đẹp như nàng Kiều trong chuyện Nguyễn Du , da nó trắng như da trứng gà bóc , tóc nó dài tới đầu gối , mà đen mượt , tên nó là Hạ , độc nghe cái tên là thẩy ấm cả người .

Hạ là người yêu của Khanh , Hạ học sau Khanh một lớp , nhà hai đứa gần nhau , chúng nó yêu nhau từ khi nào chẳng ai biết , mãi cho tới hôm cầm cái thiếp mời trên tay Nó mới

Biết chúng nó …với nhau … thật là môn đăng hậu đối . Trai tài gái sắc . Hôm ấy tay cầm cái thiệp mời Hạ đến tận nhà đưa cho , Nó vừa mừng vừa tủi , mừng cho thằng bạn thân mình sắp cưới được cô vợ đẹp nhất phố , con nhà giàu có , đầy thế lực . Tủi cho phận mình nhà nghèo , chẳng có cô bạn nào nhìn ngó.
Nói thực lúc bấy giờ Nó cũng có mấy đứa bạn gái học cùng lớp chơi rất thân , như bọn cái Tuyết , cái Nụ , nhưng mỗi lần động đến chuyện kia là bọn nó như đỉa phải vôi, vì gia cảnh nhà Nó lúc bấy giờ nghèo lắm , cái nhà chẳng ra cái nhà , nhìn từ xa nhà Nó như một cái lều của thợ coi rừng , bố mẹ Nó cả hai là công nhân mỏ bình thường . Lương tháng chẳng đủ mua gạo , nhà nó phải phát nương trồng thêm sắn , khoai , ăn khoai ăn sắn mãi người nhà nó trông ai cũng như cây sậy, gầy ốm tong teo .


Đám cưới Khanh là một đám cưới to nhất từ xưa tơi nay ở cái thành phố cảng này , có người nói vậy…

Nhờ oai là bạn thân Khanh , lại còn trong vai phù dể nữa , lần đầu tiên trong đời Nó được đặt chân vào nhà Tài Loan .
Từ xa người ta đã thấy hàng chục cái xe ô tô đỗ ngay ngắn trước cổng , có một cái xe litva 4 chỗ , xe của Liên xô ,được biệt riêng cho cô dâu chú dể, họ chăng những dây hoa bằng giấy màu trắng lên cái xe cô dâu dọc ngang nhằng nhịt , Nó nhìn chợt rùng mình , ai đó đã trang điểm cho cái xe cưới không khác cái xe tang là bao nhiêu . Chỉ khác là cái xe này nhỏ , còn cái xe tang thì to hơn . Người ta còn dán một câu thơ lên ngay kính trước một cái xe khác đang đỗ ngay sau chiếc Litva:

Trai tơ mà lại có tài
Nằm chơi suốt Hạ cũng vài cô theo
Đầu xuân đám cưới đèn treo
Sang năm anh tới anh đèo con thơ


Khách đến dự đám cưới con gái Tài Loan có cả ngàn người. Ngoài đám họ hàng thân thích , còn có cả mấy vị lãnh đạo trên tỉnh , mấy vị lãnh đạo công an thành phố . Nó thấy mấy vị này được đích thân chủ nhà tiếp đón niềm nở và được bố trí những mâm đặc biệt trong buồng riêng. Hình như không ai được bén bảng tới ngoài ông bà chủ .

Phòng khách là gian chính giữa mười gian nhà , được trang trí toàn những đồ ngoại đắt tiền, và đồ cổ hiếm quý.
Chính giữa phòng khách là bộ sập gụ đen bóng, chạm trổ công phu chùm nho con sóc , bên trong sập là cái tủ chè gỗ lim cổ kính , hai bên cánh tủ được khảm chai rất khéo hai tích chuyên có trong Tam Quốc .

Bên trên cái sập không phải là mấy hũ quả như người ta tưởng . Chềnh ềnh giữa sập là cái radio quay băng ba số bẩy to tướng màu đỏ . Nó đang được mở hết công xuất những bản nhạc trong băng Boney M . Đến nỗi mọi người trong nhà không thể nói chuyện được , họ chỉ có thể ra dấu cho nhau.

Đài 777 lúc bấy giờ rất đắt tiền , cả vùng than chỉ có hai ba cái . Nghe đâu cái đài mà nhà Tài loan đang sử dụng nó có nguồn gốc từ bên Nhật, có một người ở tận trong làng Văn Châu vì đói khổ quá đã liều mình vượt biên sang Nhật , rồi mua nó gửi về cho người thân , nhưng người thân ở làng Văn Châu không dùng được , vì trong làng không có điện, vả lại họ cũng cần phải bán đi để mua gạo và trả nợ , nhưng bán cái đài một núi tiền không rễ tí nào . Trong làng không ai đủ tiền mua, ngoài phố cảng cũng không phải ai cũng có đủ tiền mua .
Người ta giới thiệu tới Tài loan , Tài loan lái cả xe ôtô vào làng , qua mấy ngày thì thụt , Tài loan bê đài về .

Bây giờ Tài loan trông vừa cổ vừa kim , ông mặc một cái áo lụa dài màu mỡ gà , đầu đội khăn xếp màu đen, mồm ngậm điếu thuốc lá ba số năm , ông đang hướng dẫn con dể , con gái vái lậy tổ tiên.
Đôi vợ chồng trẻ Khanh Hạ cúi rạp người xuống vái trước sập , hình như chúng nó đang vái cái đài thì đúng hơn , vì bàn thờ tổ có mấy bát hương bốc khói nghi ngút ở tận xa trên nóc cái tủ chè còn cái đài ba số bẩy thì ngay trước mặt chúng.

Theo tục lệ chúng nó phải vái đủ ba vái , rồi nhận quả hồi môn , bà Tài loan núng nính trong bộ đầm màu tía đỏ điều , bà đang chuẩn bị trao quả hồi môn cho đôi Khanh Hạ thì từ ngoài sân thằng em trai của Khanh chạy bổ vào nhà la lớn : đánh …đánh…nhau rồi .
Mọi người ai lấy bàng hoàng ngơ ngác , bà Tài Loan đặt cái hộp quả hồi môn xuống sập , rồi bà quay sang nói với một người giúp việc . Anh ra ngoài sân xem đứa nào đánh nhau , nhẹ thì giam nó trong nhà kho , nặng thì trói lại đám cưới xong giao cho bên công an xử lý.



Muốn biết chuyện xẩy ra bên ngoài thế, nào mời các bạn xem tiếp phần sau.

Wednesday, March 18, 2009

THAN CÁM

Phần I , thằng Khanh

Nó ngồi im lặng , trông nó như một pho tượng, mắt đang nhìn ra một khoảng trống ngoài sân, ở đó có vài cái lá vàng khô đang được những cơn gió thổi bay lên , quện vào nhau. Có cái lá thì bay lên rất cao và những tia nắng buổi sớm chiếu rọi vào nó, làm cho nó rạng rỡ một màu vàng óng ánh. Còn có vài cái khác thì bị gió lùa rơi xuống một cái rãnh nước bên lề đường . Trong cái rãnh nước đã đầy ắp những lá , cành cây , chúng đang thối rũa theo quy luật của tạo hóa.

Rồi nó lẩm bẩm một câu nó đã đọc ở đâu đó , hình như trong Kinh thánh ...Mọi sự có kỳ tiết..

Sáng nay nó nhận được tin thằng bạn thân của nó từ thời còn học lớp 1 trừơng làng, đã đến nhà thờ , đến nhà thờ làm lễ rửa tội cũng có nghĩa là đời nó chết rồi mà được sống lại. Chết trong tội nỗi, sống lại không còn mang tội .
Chết theo cách nói trong sách Kinh thánh là có mắt mà không biết nhìn , có chân mà không biết đi, hàng ngày cứ mắc tội. Thằng Khanh , còn gọi là Khanh nhìn ,

Nó và khanh sinh cùng năm , chỉ khác tháng thôi , chúng lại học cùng lớp , ngồi cùng bàn, nên chúng chơi thân với nhau lắm.

Nơi chúng lớn lên là một thành phố cảng, thành phố đã có từ thời Pháp , nghe đâu khi thực dân Pháp đến đây thấy nó là một vùng biển nước sâu rất thuận tiện cho tầu nhiều trọng tải cập bến, nên người Pháp đã cho xây dựng thành một cảng biển .

Từ ngày Pháp rút về, cảng biển không còn là một trung tâm buôn bán trao đổi hàng hóa của phía bắc việt nam nữa. Nó chỉ còn là một cái cảng được dùng để bán than cho những nước trong khối xã hội chủ nghĩa, một tháng đôi ba lần lại có tầu của Liên xô vào ăn than. Mỗi lần có tầu nước ngoài vào ăn than là bọn trẻ con khu phố bến tầu lại reo hò , vì thể nào chúng cũng được mấy ông tây bà đầm cho chúng khi thì cái kẹo tây , bánh tây , có thằng láu cá còn xin được cả thuốc tây đầu lọc , lúc bấy giờ hễ cái gì có chữ TÂY là sướng rồi .

người ta đua nhau bắt chiếc Tây. Có ông hàng xóm lúc bấy giờ đẻ một đàn toàn con gái nhưng đứa nào cũng được đặt tên Tây , đứa này tên là Natasa, đứa kia tên Misa , nghe như tên con gấu bông ở tận bên Liên xô . ngừơi ta không còn thích cái tên như thằng Cu , cái Tẹt , hay cái Bưởi thằng Cam nữa , nghe nó quê mùa , lạc hậu.

Nhiều cái tên của các xí nghiệp , công ty , hay cửa hàng cửa hiệu người ta cũng bỏ bớt chữ , bỏ dấu, rồi ghép các chữ khác đã được bỏ bớt chữ để nghe giống tên Tây như nhà máy vinataba, xí nghiệp vinalon. ….Người ta chuộng đồ Tây vì đồ Tây tốt hơn , ngon hơn
Đồ nội thì chất lượng quá sấu, sản phẩm làm ra không ai muốn dùng.

lý do vì VN bị bao vây kinh tế , cô lập ,không buôn bán thông thương, không được trợ giúp của thế giới.

Công nhân vùng than đã lam lũ đói khổ thì bấy giờ càng khổ , than làm ra đổ thành từng núi dọc bờ biển nhưng không có tầu vào ăn , các mỏ lúc bấy giờ đều nợ lương công nhân từ 3 đến 6 tháng . Thậm chí có mỏ còn trả lương công nhân bằng xà bông , cho nên bọn trẻ con có câu vè :

Ve vẻ vè ve
Cái vè bố cu
Đi làm công nhân
Lương bằng xà bông
Ăn không ăn được
Bán chẳng ai mua
Đem vất xuống sông
Chết đàn cà cuống
Đêm quẳng ra đồng
Chết chị cá trê
Ngồi lê mách lẻo
Nói chuyện xà bông
Ông cho vào tù
Hết đời bố cu.


Tuổi thơ của chúng đã đi qua những năm tháng đói nghèo thảm khốc ấy, những năm mà học sinh chúng nó đứa nào nhìn cũng như những bộ xương di động .

Nhưng trong đám học sinh nội trú lớp 12, thằng Khanh vẫn cứ béo tốt, má nó có đôi núm đồng tiền rât duyên, lúc nào hai má cũng ửng hồng như má con gái, nó viết chữ rất đẹp, lại học giỏi nên các thầy cô ai cũng quý , còn lũ con gái thì đứa nào cũng thích nó .

Không biết là bọn con gái thích nó vì lý do gì , vì học giỏi chữ đẹp , hay vì là nó đẹp trai nhất trường. Cũng có thể có đứa thích nó vì nó là con ông cán bộ, nhà giầu nhất nhì phố cảng này . Bố nó là giám đốc xí ngiệp cầu đường , hàng nghìn công nhân, ngày đêm chăm no đảm bảo lưu thông cung đường 18b từ Hòn Gai đến tận Tiên yên , hàng mấy trăm cây số, Bố nó lại quản lý và điều hành một bến phà lớn nhất bắc ViệtNam, phà Bãi cháy Hòn Gai.

Thi thoảng thằng Khanh lại đưa lũ bạn học nội trú về nhà chơi, nó nhiều bạn lắm , và đứa nào cũng thích đến nhà nó chơi, vì nhà nó rộng lớn , tường xây , mái ngói , lền gạch hoa Trung Quốc mát lịm.
Bố nó thật là người có cái nhìn của một nhà kiến trúc tài hoa. Ngôi nhà được tọa lạc bên một dòng suối quanh năm chẩy róc rách, nước trong veo nhìn rõ cả những con tôm mới đẻ còn bé tí ti, những cây bòng , cây ổi sai chĩu quả soi bóng xuống dòng nước.
Ngôi nhà có cái sân lát gạch rộng như sân bóng chuyền nằm giữa hai lếp nhà ngang , dọc , hai gian nhà ngang là nhà kho và nhà bếp.

Bốn gian nhà trên thì được xây theo kiểu chư U tân thời , 2 thò 2 thụt. Có hiên mái bằng trang trí bằng những viên gạch hoa rất đẹp. Ngôi nhà được nổi bật lên bởi mái ngói đỏ ở giữa một xóm nhỏ khu ngoại ô phố cảng. Cho nên lũ bạn nó thích tới chơi là vì vừa được tắm suối mát , vừa được thỏa thích ăn trái cây. Nhà nó như một cái biệt thự ở khu nghỉ mát đà lạt vậy. Ngôi nhà ngoại ô mà lúc nào cũng tấp lập người ra kẻ vào.

Bấy giờ phố cảng còn nhiều người hoa kiều sinh sống , chưa bị bài xích xua đuổi về nước , nên ngoài phố có người hát tiếng Tầu:

Phu quay sắm sán dảu nhằn chi
khồng chùy lầu pín mẩu nhằn mằn.

tạm dịch:

nhà giàu rừng sâu có người tìm
kẻ ngèo giữa chợ chẳng ai hay

Ô- Sin

Hòn Gai, Cẩm Phả , Mông Dương
Quê hương tôi đó tình thương dạt dào
Thân tuy cách biệt phương trời
Lòng tôi nơi ấy đời đời chẳng phai

Đèo nai mỏ cháy mưa bay
Mông dương lò giếng lung lay nền nhà
em tôi ở tận bến phà
làm thuê cuốc mướn gọi là đủ ăn


Thời Pháp người gọi Cu-Li
Ngày nay cách mạng gọi là Ô-Sin
Bát cơm nước mắt chan đầy
Nằn roi máu đỏ thân gầy em tôi


Em ơi đói khổ đừng lo
Ngày sau em sẽ vinh hoa trên trời
dù cho thác đổ nên đời
vững tin vào Chúa , Chúa thời yêu em


David trân Kansas city 2009

Tuesday, March 17, 2009

TÌNH EM




Thương em con gái vùng than
Quanh năm vất vả gian nan bốn mùa
Anh đi cách biệt phương trời
Tóc mây em đứng đợi chờ tin anh.


Xuân đi ,Hạ đến , Thu về
Đông sang em vẫn nguyện thề em yêu
Thề rằng em vẫn chờ anh
Kiếp này chẳng đặng , kiếp sau ta cùng.

Davidtrần