Tuesday, June 30, 2009

Thằng Kiên

Mọi người gọi nó là Kiên Giảng.
Nó người Tiên Yên , một thị trấn gần biên giới Trung Quốc , nó để đầu trọc trông như tầu khựa , mình gặp nó hôm đầu tiên ở Phoong sềnh, một cảng nhỏ bên Trung quốc. Bấy giờ là năm 1989 , cái thời gian mà cả nước ăn bo bo , nhà nước bán 80% bột mì , gạo toàn gạo mốc , vo giá gạo đen sì, mặt nước toàn con mọt gạo nổi lều phều.

Đói quá không chịu được, mình theo đám ba tầu quận 5 sài gòn lần mò lên biên giới , tìm đường vượt biên. Sau mấy hôm tầu xe bọn mình tới biên giới , Lúc bấy giờ biên giới vẫn đóng , chưa mở thông thương như bây giờ, ai muốn qua bên kia phải có người dẫn đường , vì những bãi mìn hai bên đều có, chưa tháo ,còn từ thời đánh nhau năm 1979 .

Bọn mình mười mấy người phải đút lót cho mấy tay bộ đội đường biên , họ dẫn đi thông đêm lắt léo trong rừng , người đi sau phải bước đúng nốt chân người đi trước , ngậm tăm đi hàng một, không ai được nói , đến sát bờ sông kalong thì trăng cũng đến đỉnh đầu , tay bộ đội dẫn đường dùng đèn pin làm ám hiệu sang bên kia biên giới , một lát sau mình thấy trong ánh trăng lờ mờ một con thuyền nhỏ đang chèo từ bên kia đến ,mọi người lặng lẽ lên thuyền , chỉ trong năm phút bọn mình đã sang đất Trung Quốc, vì sông kalong nhỏ lắm , chỉ như con suối .

Sang đến đất Trung Quốc mọi người thở phào , tuy đêm đã khuya nhưng mọi người cũng được những người dân địa phương giúp nhiệt tình ,họ đưa chúng mình về cảng Phoong sềnh nghỉ. Về sau mình mới biết nhưỡng người dân bên đất Trung Quốc toàn là dân Việt , bị VN sua đuổi về hồi năm 1978-1979 , họ là những người Hải Phòng , Hà Nội , Sài Gòn , đủ cả , vừa nói tiếng Việt , vừa nói tiếng hoa. Gặp lại những người thân sau hàng chục năm xa cách họ mừng lắm.

Sáng hôm sau mười năm người bọn mình họp lại để tìm cách mua tầu vượt biển , mọi người thấy cần phải gom thêm người để đủ sức mua cái tầu đảm bảo chịu được sóng lớn , thế là bọn mình phải đợi thêm người .

Năm ngày chờ đợi, cuối cùng cũng gặp một toán hơn chục người từ Tiên Yên đến. Toàn thanh niên trẻ , họ cặp nhau từng đôi nam nữ chỉ mười bẩy mười tám tuổi , dẫn đầu là một tay đầu trọc , mắt một mí , nhưng ăn nói rất thông minh , nhanh nhẹn , cái áo NATÔ < một lại áo lính cộng hòa ngày trước 1975 > khoác vai để nộ những hình săm trổ trên hai bả vai xanh lè . Mọi người giới thiệu tay này là nhóm trưởng người Tiên yên,tên Kiên Giảng ,đầu gấu nổi tiếng vùng đông bắc Quảng Ninh, đang trốn lã.

Tối hôm đó bọn mình làm một bữa thịnh soạn ra mắt làm quen , và để cùng nhau tìm đường cứu nhà < không dám nói là cứu nước > . mình được bầu làm nhóm trưởng nhóm ba tầu sài gòn , chịu tránh nhiệm gom tiền bạc mua tầu , lương thực , tay Kiên Giảng có nhiệm vụ điều khiển nhóm tài công < người lái tầu > .

Trong bữa rượu làm quen Kiên Giảng tỏ ra là một tay anh chị thực sự , ít khi thấy hắn cười , nhưng nói năng dứt khoát , rượu hắn uống bằng bát . hai can rượu trắng loại 10 lít cứ rót ra bát tì tì , mình cũng cố tỏ ra là tay bợm rượu , nhưng đến bát thứ 3 là biết mình phải làm gì , giở vờ đi đái vào cầu tiêu móc cho nôn hết rượu ra ,rồi quay vào ngồi xuống chiếu uống tiếp , lại hô hào rót đầy bát , nâng bát dô ..dô

Sáng hôm sau cả bọn Tiên yên gọi mình là đại ca , được gọi là đại ca mình càng vênh lên tợn , cũng ăn nói dứt khoát , cũng ít cười , mắt thì gườm gườm , bây giờ nghĩ lại cứ buồn cười . Vì không có xăm trổ , lên mình không bao giờ cửi áo , lúc nào cũng quần bò, áo bay, dép tông lào vàng óng , đầu mũ cối tầu , mắt đeo kính dâm . chúng càng không hiểu mình là người thế nào ,

Kiên giảng nói chuỵện với mình thì một câu đại ca , hai câu đại ca.
Ba hôm sau bọn mình mua được tầu , một cái tầu chở vôi đã cũ dài chừng 10 mét rộng 3 mét, 30 con người rộng rãi thỏa mái , 20 người ngủ tầng dưới còn lại ngủ trên mui tầu , một máy 24 mã lực đã cũ chạy xăng.

Hôm nhổ leo tầu mình đốt một bánh pháo dài 3 mét , có công an Trung Quốc tới cho gạo cho đồ ăn , cho thuốc men đi đường .

Nhóm đàn em Kiên Giảng làm tài công , lái tầu. Những lúc sóng yên biển lặng mình ngồi trên mui cùng Kiên Giảng uống bia Trung quốc , nghe hắn kể chuyện , mới biết hắn rất cơ cực . Bố mẹ hắn bỏ nhau từ khi nào hắn không biết . hắn ở với bà nội , chỉ có hai bà cháu nuôi nhau , bà đã già chẳng làm được gì , hắn từ nhỏ chẳng được học hành gì , suốt ngày ngoài chợ , khi thì gánh nước thuê , khi thì trông xe đạp , có khi người ta thuê nó đi đòi nợ , ai thuê gì làm lấy , làm gì cũng được việc. khi hắn càng làm được việc thì uy tín càng lớn , đã mấy lần hắn vác dao quắm chém bộ đội , ai sợ bộ đội chứ hắn không sợ , vì dạo ấy bộ đội bác Tôn ăn hiếp dân dữ lắm chứ không như bộ đội bác Hồ ngày xưa.

Rồi hắn sa vào nghiện ngập , buôn bán thuốc phiện, mấy lần bị bắt nhưng lại được thả vì hắn ngèo chẳng có gì để vặt , công an thấy hắn không tiền thì cũng chẳng có gì để tóm , thế là thả , có lần công an còn thuê nó đi......ăn cắp . hắn ăn cắp xe máy , người mất cắp đến trình báo công an , công an ra giá thẳng thừng , muốn lấy lại 50% cái xe thì không phải đợi , nếu không phải đợi công an điều tra nhiều tháng , có khi nhiều năm , lúc bấy giờ đa số người bị hại đồng ý lấy về 50% giá trị bị mất .

Nhưng một lần lên cơn nghiện , hết tiền , hắn đánh liều mò sang nhà hàng xóm bê cái đài ba số 7 đi bán , Bị lộ , chủ nhà kiện . công an bắt hắn , hắn giả vờ đi ỉa rồi trèo tường trốn thoát . ẩn láu một thời gian rồi gặp người rủ vượt biên , hắn đi ngay .





Sau hơn hai tuần vừa đi vừa nghỉ , tầu bọn mình đã qua cảng Bắc Hải một ngày đường, đêm đó tầu không tìm được một cái eo biển nào để nghỉ , bờ biển nó thoai thoải , tầu cách bờ hàng cây số mà cắm cây sào kịch cái tới đáy , đêm đó tầu không thể vào sát bờ
, bọn mình quyết định thả neo giữa biển .

Đêm không trăng nhưng đầy sao, 2 giờ sáng cả tầu ngủ hết , chỉ mình với Kiên giảng và một thằng bạn thân nó ngồi uống rượu trên mui tàu . đêm đó cũng kỳ lạ , mình đã uống rất nhiều mà không say, Kiên giảng cũng uống nhiều mà không say , bạn của nó đã ngà ngà , ngủ ngật .

tự nhiên Kiên giảng cầm cả chai rượu < đã gần hết > tu ừng ựng . rồi hắn nói hắn phải về , mình tưởng hắn say , nói đùa . về đâu ? mình hỏi lại .

Con tầu bồng bềnh như lá tre giữa đêm , không biết hướng nào là bờ .
Hắn lại nói , em phải về đại ca ơi , em phải quay về Việt nam. Qua ánh sáng đèn mang sông trên mui tầu , mìmh thấy hắn đang chẩy nước mắt. Mình biết là hắn nói thật.hắn nói là hắn thương bà hắn , hắn không nỡ bỏ bà chết một mình, hắn phải về chăm sóc bà , hắn thấy hắn có tội bất hiếu bỏ bà một mình côi cút không người chăm sóc, rồi hắn quệt ngang những dòng nước mắt đang chảy xuống má .

Mình cố động viên hắn , nếu thực sự muốn quay lại thì đợi sang mai, mặt trời lên, tàu tìm luồng vào sát bờ , cho hắn lên bờ mua vé xe quay lại việt nam . Nhưng hắn khăng khăng : Em phải về ngay bây giờ đại ca , em bơi vào , đừng lo cho em .

Mình thấy hắn quyết tâm , thì đánh thức cả tầu dậy, mọi người túm vào khuyên can , nhưng hắn một mực không chịu, rồi bất ngờ hắn nói : chào tất cả , rồi nhẩy ùm xuống nước.

Cả tầu nhốn nháo , quá bất ngờ , mọi người vội vã nổ máy , kéo neo đuổi theo , mình chỉ kịp nhìn thấy cái áo NATÔ hắn khoác vai trôi lềnh bềnh , còn hắn thì một tay cầm một con dao găm 5 tác dụng < loại dao của bộ đội > . một tay cầm đèn pin Được vài sải tay thì cái đèn từ từ chìm xuống đáy biển , còn hắn thì chìm vào bóng đêm.

Tầu hoảng sợ nổ máy chạy vào bóng đêm , tìm hắn trong tuyệt vọng. Hắn có thể đã bị chìm , hoặc bị cá mập ăn thịt , mình nghĩ thế.

Ngày hôm sau cả tầu như đưa đám , chẳng ai nói với ai , con tầu lại lặng lẽ đi vào lòng biển mênh mông. Vượt eo biển LàoCháu sang đảo Hải Nam là nguy hiểm nhất. bốn phía không thấy bờ, từng cơn sóng lừng lững to như núi dội xuống con tàu gỗ như lá tre , tầu chồm lên lại ngụp xuống. Con tầu gỗ cũ kĩ kêu kèn kẹt tưởng chừng như sắp vỡ. Mấy đám phụ nữ cứ chắp tay lên trời khấn vái lia lịa , ai cũng muốn ngồi ngần mấy cái can nhựa đã hết nước .
Suốt từ sáng đến tối mới tới bờ bên kia , tức là eo biển đảo Hải Nam. Khi vào gần bờ thì mình thấy sác một con tầu của dân tỵ nạn bị sóng đánh dạt vào bờ , vỡ tan làm đôi . Sau này vào trại tị nạn mình mới biết tầu đó của dân hải Phòng, hơn trăm người chết ngần hết.

Tầu mình đi tiếp một tuần nữa kể từ khi Kiên Giảng nhẩy xuống nước , thì phải vào bờ lấy thêm nước và mua thêm đồ ăn . Tầu nghỉ lại 2 ngày , mọi người thỏa mái đi xả hơi , tắm .
Phải nói là dân Trung quốc rất tốt < mặc dù hôm nay mình rất căm Trung Quốc cướp Hoàng sa > nhưng những gì dân Trung quốc giúp thuyền dân Việt nam trong nhưng năm khó khăn thì mình rất ghi nhận.
Hàng chục năm dân Việt mượn biển Trung quốc đi Hồng kông mà không ai bị hải tặc cướp , hay hãm hiếp như ở biển Thái lan.

Thuyền dân đi đến đâu cũng được dân ven biển cho gạo , cho cá , cho thuốc men .
Tầu mình ở đến ngày thứ 2 thì bất ngờ có một đoàn xe công an Trung Quốc đến . họ bắt tất cả mọi người lên đồn công an , mỗi người đều được hỏi cung riêng . Ban đầu ai cũng sợ , chẳng hiểu đầu đuôi ra sao. Mãi sau thì ai cũng biết . Thì ra họ bắt được Kiên Giảng sáng ngày hôm sau , hôm hắn bơi vào bờ . Công an họ nghi ngờ tầu này đuổi Kiên Giảng lên bờ , nhưng sau khi hiểu mọi chuyện họ thả mọi người về tầu , và họ nói rằng tầu phải mang Kiên Giảng đi Hồng Kông càng nhanh càng tốt. Từ trên xe công an họ khiêng xuống một thân người nằm bất động, Kiên Giảng

Hắn nằm không động đậy, nhưng mặt thì cười toe toét , chưa bao giờ mình thấy hắn cười tươi như vậy, mọi người phải chăm cho hắn từng thìa nước cháo , hắn không tự đái , ỉa được. Hắn bị tê liệt toàn thân , nhưng đầu thì tỉnh như sáo.

Khi tầu nhổ neo đi tiếp thì hắn mới từ từ kể : Tối hôm đó hắn nhẩy xuống nước , biết mọi người sẽ đuổi theo nên hắn trèo lên một cái tầu đánh cá Trung Quốc, chui vào đống lưới, chốn. Sáng hôm sau hắn bị dân làng nghi là ăn cắp tầu đánh cá của họ , họ bắt . Nộp cho công an. Hắn sợ công an Trung Quốc giao nộp hắn cho công an VN nên hắn nhẩy từ tầng 3 xuống đất , thế là bị chùn sống lưng , gẫy chân .

Tầu chạy ngày chạy đêm , chạy đua với thời gian mong kịp đến hồng kông, may ra còn cứu được , vì hắn càng ngày càng yếu, mỗi ngày chỉ uống hai ba thia nước cháo , hắn lịm dần , những ngày ngần đến Hồng Kông thì hắn không nói được nữa , chỉ thều thào , mình ngồi nhìn hắn thương quá mà không làm sao được, hắn ra hiệu muốn nói gì đó , một tay đàn em thân cận cúi sát vào nghe hắn , thì ra hắn muốn nhắn lại cho tát cả anh em hắn phải nghe lời đại ca , thú thật lúc ấy mình chảng còn tâm chí nào mà đại hay không đại .

Buổi trưa hôm ấy tầu đã đến vùng biển Hồng Kông , hai tầu tuần tiễu cảnh sát Hồng Kông họ đến đón mọi người lên tầu họ. Khi tầu cảnh sát vừa chạm tầu mình thì cũng là lúc Kiên Giảng trút hơi thở cuối cùng.

Trên tàu cảnh sát đang oang oang tiếng loa : Xin bà con đừng chen lấn , chúng tôi sẽ cho bà con ăn, tất cả lần lượt lên tầu cảnh sát chở vào bờ.

Mình cúi lưng đi ra. Lính cảnh sát Hồng Kông ai cũng to cao , đẹp hồng hào . Người Việt mình ai cũng đen sạm , ốm tong teo như những con mèo ốm.

Họ phải đeo khẩu trang ,mang găng tay để nắm tay bà con mình dắt lên tầu họ . mình chợt nhớ chưa vuốt mắt cho Kiên Giảng , mình quay lại vuốt mắt cho nó rồi nói với nó một câu : thôi Kiên ơi đi nhé , đành phải bất hiếu với bà thôi .

Mình là người cuối cùng rời tầu . Chỉ sau mấy phút đã có máy bay trực thăng đến đưa Kiên đi , mình nhìn theo bóng Kiên Giảng bay vào bầu trời xa tít

Sunday, June 28, 2009

nhớ quê nhà



Nhà Quê hai chữ yêu thương
Ta thương đến nỗi nằm giường cũng mơ
Dòng sông dẫu có đôi bờ
Trời thương làm gió giăng tơ nối liền

Nhà Quê hai chữ rất hiền
Quê hương bình định đi quyền đánh roi
Nhưng em chẳng có học đòi
Dịu dàng cô tấm hong phơi sách đèn

Nhà Quê trời đất đều khen
Tình yêu rộng lớn em đem khắp làng
Nắng hanh mưa lụt không màng
Một mình em đứng bóng bàng em che

Nhà Quê ôi dáng bờ tre
Bóng em che mát trưa hè anh đi
Xa quê mưa gió dầm rì
Dẫu làm ông tướng không gì bằng em

Nhà Quê cô bé lọ lem
Như tiên giáng thế giăng đèn anh soi
Cốt sao tìm được chiếc giầy
Ôm hôn công chúa giữa bày thiên nga

Giật mình tỉnh giấc mơ già
Trời cao đứng bóng còn đà nằm mơ
Châu sa giọt đổ xuống thơ
Tiếc người trong mộng vẩn vơ cõi lòng

con khỉ nhà ông Nhàn

Ngày xưa đi học trường làng , sáng nào cũng phải đi qua ngõ nhà ông Nhàn. Ông Nhàn sống một mình độc thân , thủ kho của một xí nghiệp nhỏ . Chẳng hiểu sao ông không có vợ con , nhưng ông có một con khỉ. Hàng ngày đi làm về ông cho khỉ ăn như cho người ăn vậy, ông có một bát cơm nó cũng có một bát cơm , ông ăn cá nó cũng ăn cá , ông đối sử với nó như với người , chỉ khác là con khỉ phải sống trong một cái lồng bằng sắt , ông không giám thả nó ra , vì nó phá lắm .

Bon trẻ con chúng tôi thường tới nhà ông để trêu khỉ , mà con khỉ cũng rất đáo để ,
hễ mấy thằng con trai bọn tôi đến trêu nó thì nó coi như điếc , không thèm phản ứng gì. Nhưng lần nào mà có thêm mấy đứa con gái đến là cu cậu nhảy chồm chồm , thi thoảng ngếch cái chân lên gái rái soàn soạt , những lúc ấy bọn con gái kêu rú lên , con khỉ lại tỏ ra thích chí kêu éch éch ...

Mùng 2 tháng 9 quê tôi năm nào cũng mưa , có người nói ông Trời khóc bác Hồ chết vì bác chết vào ngày 2 tháng 9 trùng với ngày quốc khánh.

Sáng mùng 2 tháng 9 năm ấy tôi dậy sớm để đi chơi , đi mừng quốc khánh , qua đến ngõ nhà ông Nhàn thì mưa to quá , tôi phải vào trú mưa ở nhà ông . Ông Nhàn hôm nay cũng được nghỉ để mừng quốc khánh. Khi tôi vào thì thấy ông đang hương khói nghi ngút ,chắp tay khấn vái vẻ rất thành tâm , nhưng tôi giật mình thấy trên bàn thờ có con khỉ đang ngồi chồm chỗm , một tay cầm miếng sôi , một tay đang gãi rái , mồm thì nhai nhồm nhàm .

Tôi chờ ông khấn song thì mới bước vào , lúc này ông Nhàn đã bế con khỉ vào lòng vuốt vuốt, rồi ông hôn vào má nó vẻ âu yếm lắm.

Bác cúng con khỉ à . Tôi hỏi ông.
Ừ vì nó là tổ tiên của chúng ta đấy cháu à . Rồi ông nói một mạch về học thuyết tiến hóa mà ông đã được học trong trường đảng.

Tôi chưa kịp hỏi những thắc mắc thì ông Nhàn nói tiếp : Ai không cũng tổ tiên đến cội nguồn là bất hiếu với tổ tiên , bất trung với đảng.

Nói thật lúc ấy tôi cũng tin khỉ là tổ tiên loài người , nhưng tôi chưa thấy ai đem tổ tiên lên bàn thờ như ông Nhàn , ở nhà bố mẹ tôi chỉ cúng ông , bà, cụ, kị không quá năm đời . Tôi hỏi bố tôi thì bố tôi nói một câu cộc lốc : Tao không phải là đảng viên thì sao tao phải cúng khỉ .

Năm 2004 tôi về thăm quê , ông Nhàn đã chết , nơi ông ở ngày xưa nay mọc lên một nhà hàng đặc sản 5 tầng , khách ra vào mườn mượt, nhà hàng phục phụ đủ các món quý hiếm từ thịt tê tê , rắn rùa ...tới ...khỉ

Chủ nhà hàng là bạn học cũ , thấy tôi thì mừng lắm , hắn đưa tôi lên tít tầng năm , mỏi cả chân, nhưng hắn giải thích chỉ có khách quý , cán bộ , đại gia mới được lên tầng năm , vừa nhậu vừa ngắm cảnh , mà lại yên tĩnh thỏa mái bàn công việc .

Tầng năm có chừng chục cái bàn , bàn nào cũng chật kín cả , nhưng khách ở đây có vẻ lịch sự hơn , có nghĩa là họ ăn uống lặng lẽ không ồn ào như tầng dưới , hầu hết đều mặc comlê ca vát lịch sự .

Thằng bạn nói nhỏ vào tai tôi , toàn cán bộ cả đấy , không đảng viên thì cũng là đại gia , chủ doanh ngiệp .

Ở cái bàn cạnh tôi có khoảng chục người họ đang ăn óc khỉ , họ ăn theo kiểu < dã man > theo cách hiểu của tôi , nghĩa là con khỉ còn sống họ trói chân trói tay nó nhét vào một cái lồng sắt , đầu của con khỉ được thò lên một nửa , nhân viên nhà hàng rất thiện nghệ , chỉ một nhát dao lướt qua họ đã lột cái sọ con khỉ ra , để lộ bộ óc còn đang động đậy. Rồi họ lấy thìa múc óc khỉ ăn với bồ tạt . nghe nói ăn vậy rất bổ cho sing lý. Con khỉ đau đớn muốn nhẩy , muốn hét nhưng vô vọng , vì nó đã bị buộc chặt và bị bịt mồm bằng dải băng dính đến tận tai .


Bữa đó tôi không ăn được gì , khi về cứ nghĩ đến con khỉ trên nóc tủ nhà ông Nhàn

Friday, June 26, 2009

hồ hoàn kiếm




Hoàn kiếm Lê rụng thối mặt Hồ
Váng vàng ô nhiễm khổ rùa to
Hồ Nông nước cạn tôm cũng chết
Nước thối bốc mùi khắp cố đô

Thursday, June 25, 2009

quê cũ

Trở về quê cũ thăm trường xưa
Tường đá rêu mờ ngủ giữa trưa
Hình bóng ngày xưa nay đã khuất
Đâu còn tà áo mắt đong đưa

Trở về quê cũ thăm nhà mình
Nhà trống vườn hoang cỏ mọc sình
Mộ trắng mẹ già phơi dưới nắng
Đâu còn tiếng mẹ gọi con xinh

Trở về quê cũ thăm người yêu
Người đã xa rồi tận bạc liêu
Mộng ước trăm năm vào dĩ vãng
chỉ còn một bước bóng liêu xiêu

Trở về quê cũ tìm con đường
Một thủa chăn trâu tắm nước mương
Khách sạn nhà cao đô thị hóa
Đâu còn hương lúa với yêu đương

Chiều nay quê cũ nhận ra ta
Đứng giữa trời quê ngỡ rất xa
Gió nội hương đồng đâu có nữa
Ta thành người cũ với hồn ma

Quê cha đã chết từ khi nào
Chẳng có cành đào với nước ao
không có ruộng sâu trâu lội nước
chỉ còn khẩu hiệu ĐỎ trên cao

Wednesday, June 24, 2009

xa



Xa em mất nửa cuộc đời
Trời không có nắng gió thời đứng im
Xa em vạn vật im lìm
Biển không có sóng thuyền chìm đáy sông

Chiều chiều quặn thắt cõi lòng
Giận trời giận đất chia dòng hương giang
Chiều chiều ra đứng bên đàng
Gửi mây gửi gió đem ngàn lời thương

Con sông chia cách đôi đường
cây cầu gẫy nhịp hai phương mưa dầm
Trời cao cậy sấm nổ ầm
Trăng mà khuất núi âm thầm tối đen

Xa em trời tối không đèn
Mò trong ký ức tìm đem em về

Tuesday, June 23, 2009

nắng hè

Hè về nóng quá trời ơi
Giếng khô nước cạn ếch ngoi lên bờ
Dòng kênh nước đục lững lờ
Lòng tong chết nóng cá cờ chết trương

Mẹ em cấy ruộng bên đường
Còng lưng đổ bóng nắng nung nước đồng
Cây thông đứng lặng bờ sông
Thương lòng sông cạn nước không còn dòng

Hạt thóc mẹ bán chợ đông
Bây giờ chỉ có trong lòng ước mơ
Ngày xưa ếch nhái làm thơ
Trời bằng miệng giếng lẳng lơ cá vàng

Bây giờ nắng đổ khắp làng
Rồng con chết cháy bẽ bàng cá cơm
Cắt điện thành phố như hầm
Con tôm cái tép tím bầm ruột gan

Lậy trời lấy gió biển đông
Đem về tưới mát canh nông ruộng đồng
Đuổi đi cái nóng chạy rông
Tài nông đức cạn cái lông không còn

Nông nông nông

Lông mi cong đẹp kiêu sa
Lông mày lá liễu làm ta mất hồn
Ngày xưa nông nổi đòi hôn
Cô giáo bắt phạt cạo nông trọc đầu
Bây giờ nông cống quê cha
Nước nông cá chết lá vàng sang thu
Nông sâu lòng dạ kẻ thù
Chư hầu nông cạn mắt mù gù lưng

Sao đời còn lắm cái nông
Để cho con bống ngoài đồng chết trương

Monday, June 22, 2009

hương cau mùi trầu



Trăng quê soi sáng sân nhà
Một vầng mây lạ bay qua trên đầu
Cây cau mới trổ hoa đầu
Bướm không tới đậu hoa sầu hoa rơi
Ngày hè tháng sáu mưa rào
Con ong ướt cánh bò vào mái hiên
Uớc gì gió thổi khắp miền
Hương cau gió cuốn bay sang giàn trầu

Saturday, June 20, 2009

Lạc




Lạc rừng chẳng thấy đường ra
Con ma dẫn lối lạc ba bốn ngày
Một mình một hướng lạc bầy
Đêm khuya thất lạc ta đầy ta đây
Lạc biển mù mịt trời đen
Sóng to gió cả lạc đèn hải đăng
Lạc bạn bè hỏi loăng quăng
Mái trường xưa cũ lạc sang nhà tù
Lạc lối mắt sáng thành mù
Nhờ ơn Thiên Chúa lạc vào cõi tiên

góp vui GẶP NHAU TRONG ĐỜI Jun 28/2009



Ơn Trời cho một Minh Thu
Để nghe lời hát tiếng du mẹ hiền
Cho dù sóng gió đảo điên
Lời ca tưới mát lòng người đê mê

Ơn Trời có một Nhà Quê
Những khi vợ đuổi ta về nơi đây
Đêm khuya cho đến sáng ngày
Vườn cây B Log em hay vun trồng

Ơn Trời có một cộng đồng
Gà cùng một mẹ gánh gồng bên nhau
B Log người trước kẻ sau
Bốn phương chim hót vườn cau giàn trầu

Ơn Trời bắc một nhịp cầu
Bắc Nam một nhịp hai đầu nhớ thương

Friday, June 19, 2009

chất độc màu da cam



Chất độc màu da cam
Bom mỹ thả trường làng
Ngàn năm sau vẫn độc
Cây không còn chồi lộc
lá đổi màu vàng cam
Đất đổi màu lam nham
Chết không còn sự sống
Con sông ngưng dòng chẩy
Đỉnh núi nở đất khô
Con người sống nhấp nhô
Nhiều căn bệnh biến chứng
Em gái nhỏ không đứng
Ngồi xe lăn em hỏi
Cớ sao em mòn mỏi
Sống đời sống cỏ cây
Không tâm hồn ý thức
Không cãi cọ bực tức
Sống không bằng được chết
Em ngồi lê ngồi lết
Căm thù bọn ác ma
Đem chiến tranh tới nhà
Dân đang sống thật thà
Thành một bày quỷ dữ
Anh em lại giết nhau
Tính ăn thua no đủ
Ngày hôm nay em ngủ
Chất độc màu da cam

Thursday, June 18, 2009

thăng long





Thăng long hai tiếng yêu thương
Thăng long lịch sử thịt xương phơi đầy
Thang long đau xé từng mây
Thăng long ra trận nỗi này ai hay
Thăng long đỏ máu cờ bay
Thăng long dân chết những ngày lầm than
Thăng long mật ngọt khô khan
Thăng long ong bướm lang thang sứ người
Thang long còn chút thịt tươi
Để cho ruồi bọ có mười phần ăn

Dân ngèo đừng có lăn tăn
Mơ về đất ấy cái khăn chẳng còn
Thăng long ơi đá cũng mòn
Thịt da đâu phải cái hòn vọng phu

Thăng long ơi dễ vào tù
Không đi lề phải ô dù chết ngay
Thăng long cái kiếp ăn mày
Ngày đêm xó chợ đọa đầy con thơ

Thăng long xác chết bên bờ
Thương binh tàn phế không nhờ được ai
Thăng long ơi tấn bi hài
Người trong một nước thi tài giết nhau

hai triệu người chết trước sau
huân chương đầy ngực khoe tau giết mày
Lý Công Uẩn tới hôm nay
khóc người tử trận nơi này Thăng long





TRỜI THĂNG LONG

Trên trời có bóng rồng bay
Người xưa gọi đất nơi này thăng long
Ông cha bốn phía góp công
Mênh mông đất vắng giờ đây phố phường

Nhật nguyệt xoay vần trời thương
Nghìn năm sừng sững một phương một trời
Thăng long xưa đã một đời
Vùi xương giặc cướp thành đồi đống đa

Sông hồng đỏ rực phù sa
Chương Dương chìm đắm hồn ma giặc tầu
Trận hàm tử đánh dập đầu
Quân thù bỏ chạy về sau kinh hồn

Thăng long ngươi có lời đồn
Rồng đẻ trăm trứng cội nguồn nước ta
Trên rừng dưới biển một nhà
Thăng long vất vả diệt tà quét ma

Ơn Trời sóng gió rồi qua
Bốn phương phẳng lặng chữ vàng Thăng long

Wednesday, June 17, 2009

bố tôi



bẩy mươi mốt tuổi vẫn chưa già
Đông tới xuân về người đã qua
Sức mới hồi xuân thêm nhựa sống
Đường dài vẫn bước tiếp ông cha

Bẩy mươi mốt tuổi vẫn đi về
Chẳng sợ gió mưa mù mịt quê
Việc nước việc nhà không quản ngại
Noi gương tiên tổ vững như đê

Bẩy mươi mốt tuổi vẫn yêu đời
ca hát những lời lộng gió khơi
con cháu cùng nhau theo nhịp bước
thái sơn sừng sững vững nơi nơi

bẩy mươi mốt tuổi còn lu mu
Trời đất xoay vần thay tiếng ru
Ơn Chúa phước lành cho sức sống
bẩy mươi mốt tuổi vẫn còn thu

Tuesday, June 16, 2009

ba tôi




Cha già chống gậy phương trời xa
đi kiện đòi nhà khổ lắm ta
Xưa đánh mỹ xương phơi dưới nắng
Nay xua tầu thịt ngập trong mưa
Sớm trưa quét sạch quân tham nhũng
Chiều tối lau khô lũ quỷ ma
Già thịt già da hồn chẳng cũ
Rũ đi tăm tối quyết không tha.

Monday, June 15, 2009

thăng long



LÝ THƯỜNG KIỆT:

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
TUYỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
NHƯ HÀ NGỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ.

tạm dịch :

sông núi nước nam vua nam ở
dành dành định phận ở sách trời
cớ sao lũ bay sang xâm phạm
chúng bay sẽ bị đánh tơi bời


THĂNG LONG


Năm xưa ở chỗ đất này
Có con rồng lớn lìa bày bay lên
Dân ta từ ấy kêu rên
Oán than quân giặc từ bên nước tầu

Bạch đằng cọc đóng thiệt sâu
Quân giặc Trung Quốc dập đầu tại đây
Chi lăng biên ải bao vây
Tầu khựa giặc dã thân phơi đầy đồng

Thăng long mấu đổ thành sông
Đống đa xương giặc chất chồng núi cao
7 9 chúng lại lao đao
Khắp nơi biên giới chiến hào phơi thây

Bây giờ sông núi còn đây
Thăng long lần nữa rồng bay lên trời
Lê Chiêu Thống tiếng để đời
Ngày nay vẫn có kẻ bơi với tầu

Thăng long ta đã giãi dầu
Nắng mưa lửa đạn không sầu không đau
Mặc cho ma trước quỷ sau
Thăng long ta vẫn cùng nhau thắng thù.


TIN VỀ TRUNG QUỐC CẤM BIỂN VN

Ngán ra biển vì lệnh cấm của Trung Quốc

Nhiều chủ tàu cá Việt Nam lo ngại trước lệnh cấm đánh cá ba tháng của TQ.
Trước các thông tin liên tục về việc Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng thuộc vịnh Bắc Bộ, ngư dân Việt Nam tỏ ý bất mãn và lo lắng đến kế sinh nhai.

Báo Tuổi Trẻ trong nước đưa tin, đang vào vụ cá nam mà mấy trăm tàu tại chợ cá Thọ Quang và cảng cá Đà Nẵng phải đậu bến vì lệnh cấm đánh bắt ba tháng ở biển Đông.

Ngư dân Lê Văn Chiến nói đến ngư trường của tàu cá miền Trung bị giới hạn vì vùng đánh cá thường ngày của họ nay nằm trong khu vực Trung Quốc loan báo muốn quản lý.

Ông kể lại cách đây 10 ngày thuyền ông bị tàu nước ngoài cướp cá, và lính của họ lấy lưỡi lê đâm thủng thuyền thúng dùng để cứu nạn.

Ông Ngô Việt, một ngư dân đánh bắt xa bờ từ huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi tỏ ý lo sợ về cảnh gặp tàu chiến nước ngoài trên biển.

Theo ông mỗi lần ra khơi mà gặp tàu nước ngoài thì chỉ có nước bỏ chạy và chấp nhận lỗ vốn, mất trắng tiền dầu, tiền nước đá.

Trong khi đó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam ông Nguyễn Việt Thắng cho bbcvietnamese.com hay ông vẫn muốn công việc đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam diễn ra bình thường.

Năm nào cũng thế thôi. Trung Quốc làm được mấy năm rồi. Năm nào chúng tôi cũng phản đối cả
Nguyễn Việt Thắng - Hội Nghề cá Việt Nam
"Hiện giờ chúng tôi vẫn nói với bà con đánh bắt bình thường, trên vùng biển của mình thì mình cứ đánh thôi. Và chúng tôi có kiến nghị với chính phủ rằng nếu có chuyện gì xảy ra khi bà con đánh cá trên vùng biển của mình, và Trung Quốc có hành động ảnh hưởng đến đánh cá của bà con, chính phủ phải lên tiếng can thiệp để bảovệ quyền lợi của ngư dân Việt Nam."

Khó khăn

Một cán bộ thuộc Hội Nông dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ đông đảo cho báo Tuổi Trẻ hay, lệnh cấm của Trung Quốc đã làm cho nhiều chủ tàu rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Ông Lê Phương Tâm từ hội Nông dân tỏ ý bức xúc: "Thời gian Trung Quốc cấm trùng với mùa cá chính của ngư dân Việt Nam. Ra lệnh cấm như vậy chẳng khác gì yêu cầu ngư dân kéo thuyền lên bờ nghỉ, chờ đến mùa mưa bão ra khơi,"

Vùng biển Trung Quốc cấm tính từ hải phận của Cam Ranh và Khánh Hòa ngược lên phía Bắc, đến vùng biển thuộc tỉnh Quảng Đông. Và toàn bộ vùng phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Việt Thắng cho rằng bản đồ lãnh hải phình ra một cách quá đáng của Trung Quốc đã gây ra sự hiểu lầm cho ngư dân Việt Nam, và Việt Nam đã phản đối nhiều lần.

"Trung Quốc cấm như thế là có lạm sang vùng biển của Việt Nam. Cái vùng đang tranh chấp chẳng hạn. Trong khi Việt Nam tuyên bố vùng biển đó thuộc Việt Nam, nhưng phía Trung Quốc đang chiếm giữ Hoàng Sa và coi đó thuộc phần của họ,"

"Dân mình vào chỗ đấy là bình thường. Có khi Trung Quốc dựa vào cái lệnh của ổng để can thiệp, vẫn có thể là họ bắt ngư dân Việt Nam như thường,"

"Năm nào cũng thế thôi. Trung Quốc làm được mấy năm rồi. Năm nào chúng tôi cũng phản đối cả."

Liệu năm nay hải quân và bộ đội biên phòng biển của Việt Nam có hoạt động mạnh hơn mọi năm để bảo vệ ngư dân hay không?

Ông Thắng cho rằng những lúc bình thường, trước thời điểm lệnh cấm, hải quân, cũng như cảnh sát biển Việt Nam đã có hành động bảo vệ ngư dân.

"Nhưng phía Việt Nam không tuyên bố về chuyện này," ông Thắng nói.
..............

Trung Quốc cấm VN đánh cá trong lãnh hải của Việt Nam?
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-05-19
Sau khi Việt Nam cùng với Malaysia đăng ký đường cơ sở mới đặc quyền khai thác kinh tế tại Biển Đông thì Trung Quốc đã mạnh mẽ bác bỏ bản đăng ký này và cho rằng bản đăng ký đó vi phạm chủ quyền của họ.


Photo: RFA

Vùng biển Hòang Sa và Trường Sa


Mới đây, Bắc Kinh tiếp tục ra lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển đanh tranh chấp, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009.
................

Ngư trường bị phong tỏa, tàu cá nằm bờ
13:35' 02/06/2009 (GMT+7)
Nằm bờ trong mùa cá

Khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm là chính vụ cá của ngư dân. Nhưng hiện nay, hàng trăm tàu cá miền Trung đang phải nằm im, vì ngoài khơi bị phong toả.

Theo ghi nhận, hàng trăm tàu cá ở các tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Định đến Đà Nẵng đã neo đậu, ken cứng ven đôi bờ sông Hàn, âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng không dám ra khơi vì lo lắng trước thông tin Trung Quốc cấm đánh bắt cá có thời hạn ở khu vực biển Đông.

Sợ tàu lạ hơn sợ bão

Chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu ĐNa-66456 - ông Nguyễn Văn Hoà, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng - than rằng: "Ngay chính vụ cá mà nhiều tàu chúng tôi buộc phải nằm bờ thế này thì chết mất… Thiệt hại từ việc nằm bờ không chỉ thiếu hụt sản lượng, mà còn tiền vay sắm đồ, trả tiền ăn để giữ bạn tàu, chờ đến ngày ra khơi".
Ngay trong mùa cá mà hàng loạt tàu đánh bắt xa bờ vẫn neo cứng bên sông Hàn. Ảnh: SGTT


Theo ông Hoà, thực ra tàu cá Việt Nam đã bị tàu nước ngoài đuổi ngay trên vùng biển Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhiều tàu cá bị đâm chìm, bị bắt phạt hành chính. "Nhưng chúng tôi có tiền đâu mà nộp phạt. Chúng tôi ngậm đắng nuốt cay chấp nhận, bởi nếu không thì bị dẫn độ về nước họ thì tốn kém nhiều hơn. Thường khi bị bắt, họ chỉ cho 1 tàu còn dầu để chúng tôi kèm dắt nhau vào bờ"- ông Hoà cho biết.

Ông Lê Văn Chiến - chủ tàu cá ĐNa 66192 hết sức sốt ruột và lo lắng khi nhận được bản thông báo của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng về thông tin Trung Quốc cấm đánh bắt cá có thời hạn trên vùng biển Đông.

Ông Chiến kể: “Đang đánh cá, qua ICOM, tôi nhận được thông báo của Đồn biên phòng 248 cho biết phía Trung Quốc vừa có thông báo từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8-2009 tất cả các tàu cá VN đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo, anh em ai cũng bức xúc vì nếu như vậy thì còn gì ngư trường nữa”. Bởi theo ông Chiến, ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Quốc vừa ra thông báo.

Ông Chiến còn kể: Khoảng chục ngày trước, tàu cá QNg 94734 của ông Lệ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy các thuyền viên trên tàu này trước khi rút lui còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá.

Cùng tâm trạng như ông Chiến, tại bến cá Thọ Quang (Sơn Trà), tàu cá QNg 94113 của ông Ngô Việt (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đang trong giai đoạn tập kết vật tư, chuẩn bị chuyến ra khơi trong một vài ngày tới nhưng lòng ông đầy lo lắng: “Toàn bộ lương thực, nước ngọt, dầu và đá dùng ướp cá đã sẵn sàng. Vậy mà trong lòng cứ phân vân hoài”.

Dù không nói ra nhưng trong ánh mắt của ông Việt đã thể hiện phần nào nỗi lo sợ về những chiếc tàu sắt xù xì với những dòng chữ nước ngoài lúc ẩn lúc hiện: “Mỗi lần ra khơi mà gặp họ (tàu nước ngoài) thì y như rằng mình lỗ tiền dầu, vì lo mà chạy đi cho an toàn. Có khi chạy suốt đêm mới thoát khỏi tầm truy đuổi của các tàu này. Khổ lắm”.

Theo lời ông Việt, cách nay chừng một tháng, tàu cá của ông khi đang vây bắt một đàn cá ở tọa độ 109 độ Đông và 17 độ vĩ Bắc, cách bờ chừng 65 hải lý thì bất ngờ bị một tàu nước ngoài đến yêu cầu dỡ lưới đi nơi khác, nếu không sẽ gặp rắc rối. “Nhìn luồng cá dưới nước mà tiếc đứt ruột nhưng đành phải chấp nhận” - ông Việt nói.

Cần bảo vệ tính mạng, tài sản cho ngư dân

Trước những thông tin trên, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã có công văn gửi lãnh đạo các sở NN&PTNT đề nghị nhắc nhở, hướng dẫn ngư dân của mình thực hiện đúng những quy định của luật pháp VN về đánh bắt thủy sản trên biển. Tinh thần là phải bảo vệ quyền lợi, tính mạng, tài sản của ngư dân VN khi khai thác thủy sản trên vùng biển VN.

Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản yêu cầu các sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ tình hình đánh bắt cá của ngư dân địa phương hoạt động trên các vùng biển VN và có biện pháp ứng cứu, giúp đỡ kịp thời khi ngư dân gặp sự cố tai nạn hoặc bị nước ngoài bắt giữ.

Đại úy Nguyễn Tống Khương - trợ lý quản lý biên giới thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng - cho biết: “Bằng nhiều hình thức, chúng tôi đã thông báo cho tất cả ngư dân trên địa bàn biết tình hình nói trên. Theo đó, phía biên phòng TP Đà Nẵng yêu cầu ngư dân cứ hoạt động bình thường trên vùng biển mà VN quản lý, thường xuyên liên lạc với bộ đội biên phòng để báo cáo tình hình. Trước đó, lực lượng biên phòng các địa phương cũng đã cấp phát sổ tay hoạt động nghề cá cho ngư dân, trong đó có ghi rõ những khu vực biển đang tranh chấp cũng như những khu vực biển do VN quản lý để ngư dân nắm rõ khu vực đánh bắt.

Trung tá Nguyễn Nhơn, chính trị viên đồn Biên phòng 248, là đơn vị quản lý hầu hết các phương tiện trên biển của ngư dân tại quận Thanh Khê, cho biết: “Ngư dân có vai trò rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia trên biển. Hiện nay, biên phòng cùng với chính quyền địa phương và ngư dân càng kết hợp chặt chẽ hơn về vấn đề thông tin trên biển. Đồn thường xuyên phổ biến cho ngư dân biết tình hình việc cấm biển của Trung Quốc cho ngư dân trước khi xuất bến. Ngoài ra, còn phối hợp với hội nông dân và chính quyền địa phương tập trung bà con ngư dân để nói về những diễn biến phức tạp trên biển Đông. Thông qua phương tiện truyền tin trên biển luôn luôn nắm bắt tình hình tàu lạ, tàu nước ngoài thâm nhập trái phép lãnh thổ Việt Nam trên biển”.

Trung tá Nhơn khẳng định: “Ngư dân mình đương nhiên đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, cách tốt nhất là ứng xử thật mềm dẻo và khôn khéo để tránh các trường hợp va chạm và đụng độ không đáng có với tàu nước ngoài, để tránh thiệt hại về người và của.

(Theo Tuổi trẻ, Lao Động, SGTT)

Saturday, June 13, 2009

bình thơ MT



Nếp nhăn như rãnh chiến hào
Da màu củi mục khóc chào con thơ
Lá vàng lay lắt vẩn vơ
Lá xanh đã rụng đang chờ đem chôn

Phận ngèo chẳng có tiền khôn
Quan trên ăn hết cái chôn không còn
Hận trời sinh kiếp héo hon
Cớ sao trời lại để con sinh tồn

Căm thù một lũ du côn
Treo dê bán chó chẳng còn tính nhân
Bề ngoài nghị quyết thương dân
Bên trong ông nghị toàn phân thịt người

Lửa cháy hoa chẳng còn tươi
Nhưng riêng vàng lá vẫn mười phần xinh
nhà cao không bỏ được đình
dân ngèo dẫu đói cái tình không phai

Friday, June 12, 2009

gái việt




Cô gái việt nam chẳng có chồng
Mắt nhìn xa thẳm tận trời đông
Vươn tay đỡ đạn từ trên xuống
Khép háng tránh đòn phía hậu công
Máu đổ đầy trời lạnh chúm vú
Lửa dâng ngập biển nóng ngang hông
Thương thay một kiếp gái hèn hạ
Mất biển, cao nguyên trụi hết lông

Thursday, June 11, 2009

phế binh




Anh là chiến sĩ công binh
phá bom xẻ núi anh khinh coi thường
Trường sơn là bãi chiến trường
Vào sinh ra tử con đường anh qua

Hòa bình ngực gắn bông hoa
Huân chương năm cánh gọi là chiến công
Bạn bè đứa chết đứa không
Còn anh tàn phế làm chồng không chân

Vợ anh thấp bé nhẹ cân
Chăm chồng nuôi mẹ một thân một mình
Thương vợ anh tới đầu đình
Xe ôm anh chạy cho xinh mái ngèo

Mở cửa ruộng đất đèn treo
Nhà anh đất bị chó mèo vào thăm
Quan tham cướp đất anh căm
Mười năm khiếu kiện đơn băm thành bùn

Trời đông giăng trắng mưa phùn
Một chân chống gậy anh đùn xe ôm
Trường sơn xương trắng một hôm
trăm năm mưa nắng thân còm phế binh

bán vé số




Cha mẹ ngèo em đi bán vé số
Xa trường học em dọc phố lang thang
Đội nắng mưa em không ngại sang hèn
Trong bóng đêm em chẳng sợ ma men

Tóc mây em nắng cháy đỏ bơ phờ
Da mềm em đen sạm tờ giấy cháy
tuổi thơ em vùi dập trong bụi đời
Nhà của em đất nước ngập bùn dơ

Em vẫn phải bì bõm bơi trong nước
Em vẫn phải bước qua vùng sơn cước
Em vẫn phải sống dù đời chẳng nuông chiều
Em vẫn phải nghe đôi điều đạo đức

Dòng sông chẩy có khúc cong khúc thẳng
Đêm vỉa hè em nằm mơ lúc vắng
Trời đổi thay đất nước cũng đổi thay
Vé số bay
cánh diều
quả ớt cay


CHUYỆN VUI......

Trương Thiết Đầu diễn vở GIAN TƯỚNG được mọi người ca ngợi là tuyệt vời. Viên quan huyện mới đến nhậm chức nghe lời đồn bèn cất công đi xem ông ta biểu diễn, đang xem thì viên quan huyện tức quá bỏ ra về, thăng đường lệnh cho sai dịch bắt Trương Thiết Đầu.

Trương Thiết Đầu nghe lệnh gọi, thấy khác thường, một người diễn kịch thì có liên can gì tới ông quan huyện? Chợt Trương Thiết Đầu nghĩ tới lúc diễn, quan huyện ngồi dưới nghiến răng trợn mắt và hiểu ra đó là vì việc diễn kịch.

Trương Thiết Đầu không thay trang phục, liền theo sai dịch lên công đường, ngạo nghễ đứng giữa công đường. Quan huyện thấy vậy đập thanh gỗ xuống bàn quát:

Tên gian tặc kia, thấy bản quan sao không quỳ xuống?

Trương Thiết Đầu cười khẩy:

Người là viên quan huyện thấp phẩm tép riu, còn ta đây đường đường là quan nhất phẩm có lý do gì phải quỳ trước ngươi!

Viên quan huyện tức quá quát:

Ngươi giả nhất phẩm còn dám nghênh ngang ở đây hử!

Trương Thiết Đầu cười đáp:

Biết tôi là giả, thì hà tất đại nhân phải tức giận thật?

chọc NQ

ước gì anh gặp nhà quê
ở đây đất khách cũng mê người ngoài
ở đây cũng có sắn khoai
không phải loại sấu loại hai của TẦU

em ơi đừng ở đấy lâu
môt nơi chỉ có lo âu dài dài
ăn nói thì phải vểnh tai
nếu không vào khám gặp trai ĐIẾU CẦY

sang đây có bạn có bầy
tự do đất mới khỏi cầy lai lưng
em ơi đừng vội tin HƯNG
anh đây sắp sẵn một rừng SƠN TINH

KIỀU HƯNG chỉ là thủy xinh
HƯNG mà dâng nước bọn mình lên cao.
chiến trận mình chẳng có sao
chết toàn ong , cá đáng tiền hào thôi

sau này mình sẽ có đôi
hai trai hai gái mình ngồi cũng ......

vui với em tí ...không biết thủy tinh có giận không...????

Wednesday, June 10, 2009

nhắn NQ

Cho em gặp mặt vui vầy
Anh đây một chỗ thân gầy cô đơn
Địa cầu rộng lớn mênh mông
Chỉ tay em nói anh không về à
Anh đi cách biệt mười năm
Góp công dựng nước nhớ thăm quê nhà
Thùng thư anh để phía xa
Bia miệng anh gét anh thà đi qua

Tuesday, June 9, 2009

luân hồi



Mẹ đã từng làm mướn kiếm cơm
Đêm hôm sớm tối cố cho thơm
Mặc cho gió cuốn hay mưa lụt
Nuôi cả chồng con chẳng có bờm

Kháng chiến mẹ theo hồ chí minh
Điện biên đánh giặc chẳng còn xinh
Ngày về bỏ lại nơi tuyền tuyến
Một trái tim hồng thành phế binh

Giải phóng người ta chết thảm thương
Tưởng đâu cuộc sống sẽ như thường
Ai ngờ số phận còn lam lũ
Con cái đời nay chạy tứ phương

Đứa lớn vượt biên đi xứ xa
Chẳng may gặp cướp trở thành ma
Còn con gái út lên thành phố
Ở đợ Ô - SIN kiếp mẹ già

Mới biết ở đời cái vạ bay
Bay từ đời mẹ đến đời nay
Bao nhiêu xương máu thành tro bụi
Ớt đỏ đời nay hết chất cay.

CHUYỆ VUI....

Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thủơ trước. Ông ta bảo người nhà dọn rượu thết.
Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:

Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.

Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì...

Nhà nho thong thả nói:

Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.

NHẮN NHỦ




Em là cán bộ Việt Nam
Tiền vàng cúng biếu đừng tham của người
Cố sao sống thật thảnh thơi
Mai sau con cháu tiếng đời thơm tho

Anh đi xa biệt phương trời
Ngày đêm mong muốn thấy lời ngợi khen
Ở đời đừng có bon chen
Của bao nhiêu của có phen lìa mình

Em ơi giữ lấy chữ tình
Vuông tròn đạo hiếu chữ minh đi cùng
Trời cao chẳng có xét lùng
Ma không thể hại cây tùng nhà ta

Hôm qua gọi điện về nhà
Thấy người cán bộ đi phà sang sông
Từ ngày nước cạn đồng không
Hôm nay mới thấy cầu vồng chân mây.

CHUYỆN VUI....

Trong góc tường, hai con gián nói chuyện với nhau:


- Không biết tối nay chủ nhà có xịt thuốc trừ gián không nhỉ?

- Tại sao cậu lại mong như thế?

- À sáng mai con trai mình làm đám cưới. Nếu xịt được ít thuốc, trông nó sẽ bóng bẩy hơn.

gái điếm




Em là gái điếm công viên
Người ta gọi đó là điên là bờm
Ở đời ai chẳng muốn thơm
Chẳng ai lại muốn đi chôm chồng người

Quê em nước lụt khắp nơi
Người người chết đói phải bơi giữa đường
Cha em đi lính Xa trừơng
Mẹ em tàn phế nằm giường quanh năm

Xót mẹ không thuốc không thăm
Mình em thất học ăn nằm người dưng
Bán chôn đổi lấy tình thương
Đồng tiền dính máu đắp xương mẹ già

Cán bộ ông lớn người ta
Đêm em sửa gối thay bà vợ hai
Ngày thì họ lớn tiếng sai
Đuổi em khắp phố chửi bài quạ tha

Bao giờ trời nổi can qua
Cho em hết kiếp làm ma không chồng

CHUYỆN VUI.....


Có 3 người đi lạc vào rừng già, gặp một bộ lạc thổ dân và bị bắt. Đây là một bộ lạc ăn thịt người nên họ đã cầm chắc cái chết. Tuy nhiên, ông tù trưởng cho 3 người một điều kiện để thoát chết:
Hãy vào rừng và tìm 3 trái của một loại trái cây nào đó và trở lại gặp ta.
Cả 3 người cùng đi vào rừng. Người đầu tiên trở ra, tù trưởng ra điều kiện:

Hãy nuốt trửng 3 trái cây ngươi cầm mà không được tỏ ra bất kỳ cảm xúc nào trên mặt.

Anh chàng tội nghiệp cầm 3 trái táo nên chỉ nuốt trái thứ nhất đã nhăn mặt đau đớn và bị đem đi giết ngay lập tức.
Anh chàng thứ 2 đem đến 3 trái dâu. Anh chàng nuốt ngon lành nhưng đến trái thứ 3 anh chàng bỗng nhiên bật cười và cũng bị giết.
Hai anh xấu số gặp lại nhau trên thiên đường. Anh chàng thứ nhất thắc mắc:

- Tao đau quá chịu không nổi nhăn mặt chết là phải, còn mày sao lại cười?

- Vì lúc đó tao thấy thằng kia trong rừng đi ra cầm 3 trái thơm..

Thầy cúng



Thầy cúng say sưa việc thắp hương
Cầu may tiền phúng đến chiều cường
Người ngèo thờ cúng dăm đồng bạc
Kẻ phú lễ dâng cả bạc vương
Xuân hạ ông kêu toàn quỷ dữ
Thu đông bà gọi những ma vương
Mới hay có quét nhà ra rác
Càng cúng càng ma đến róc xương

CHUYỆN VUI.....

Một thầy địa lí, một thầy phù thuỷ, một thầy bói ế hàng, ba thầy rủ nhau đi phương khác kiếm ăn. Ði từ sáng đến tối, bụng đói meo mà ba thầy cũng chưa tìm được chỗ nghỉ chân. Thầy địa lí sực nhớ ra gần đấy có nhà quen, mới bảo hai thầy kia:

- Ngày trước tôi có để giúp ngôi đất cho một nhà trong làng này. Nhà nó bây giờ cũng khá. Anh em ta gắng mà đến đấy, thế nào cũng được bữa no say.

- Nhưng tôi cũng dặn trước, hễn đén đấy người ta có mời ăn thì phải làm cao mới được, chứ đừng để người ta biết mình đói, người ta khinh.

Ba thầy tìm đến. Chủ nhà, gặp lại tầy cũ, tiếp rước niềm nở, bảo người nhà làm cơm thết đãi. Ba thầy cứ từ chối. Chủ nhà mời mãi, các thầy bảo:

Thôi xin bác cho bận khác. Chúng tôi đã cơm rượu ngoài hàng rồi, chỉ phiền ông cho ngủ nhờ một tối, sáng mai anh em xin đi sớm.

Chủ nhà tưởng các thầy thật tình, mới bảo người nhà thôi đừng dọn cơm nữa, quét giường trải chiếu mời các thầy đi ngủ.

Ba thầy thấy vậy buồn lắm, nhưng chẳng lẽ lại thú thực, đành bóp bụng đi ngủ. Nằm mãi chẳng ngủ được. hai thầy kia mới cằn nhằn với thầy địa lí:

Ðầu đuôi chỉ tại anh cả. Việc gì xui nhau làm khách để đến nỗi bây giờ không ngủ được!

Thầy địa lí tuy bụng cũng hối, nhưng đã bày chuyện ra rồi đành chịu, thấy hai thầy kia cứ nói lôi thôi sợ người nhà nghe tiếng, mới bảo:

Thôi các ông cứ nằm im, để chốc nữa nhà nó ngủ yên, tôi xuống bếp lục xem có gì ăn được, tôi mang ra cùng ăn cho đỡ đói.

Anh thầy bói vốn háu ăn, nghe nói thế, bụng bảo dạ:

"Hắn đi thì có hắn trước đã, chứ đâu đến phần mình".

Thầy vội vàng lẻn xuống đất, rón rén mò đường vào bếp. Chẳng may cho thầy, loạng choạng giẫm ngay phải cái lưỡi cuốc dựng ở xó nhà, cán cuốc đập đánh "độp" một cái vào đầu. Tưởng người nhà rình, biết, nó đánh, thầy luống cuống kêu inh lên:

Ối giờ ơi! Tôi lạy ông, ông tha cho. Chuyện này chỉ tại anh thầy địa lí!

Monday, June 8, 2009

ƯỚC




Thư sinh nhỏ bé nhất nhà
Má hồng môi đỏ thật thà nhà nông
Đêm hôm sớm tối ngoài đồng
Một mình bé nhỏ trông đàn chiên con

Chim rừng tiếng hót véo von
Bên đàn chiên nhỏ em tròn việc công
Sư tử đến từ đằng đông
Thẳng tay em đập trúng đầu ác linh

Dân quê đang sống yên bình
Ngờ đâu giặc cướp thình lình bao quanh
Mọi người cao chạy cho nhanh
Chỉ mình em bé cái chành trong tay

Không giáo không một dao phay
Cái chành ném đá trước ngay quân thù
Khổng lồ GÔ LI ÁT ngu
Chỉ một viên đá là mù ngìn thu

Ngày nay quê mẹ có thù
Một GÔ LI ÁT đến từ bên trên
Xin Trời cho một mũi tên
Cho tôi ĐA VID làm lên sử vàng

CHUYỆN VUI........

Việt nam . Mỹ . Pháp. ba nước tranh nhau nhận vườn Ê-Đen, Thiên đàng là do CHúa tạo ra cho mình . Pháp và Việt nam tranh cãi hết 9 năm không phân thắng bại , Mỹ ngứa tai nhẩy vào tranh cãi tiếp gần 30 năm vẫn không phân thắng bại, về sau cả ba phải đưa nhau ra tòa án quốc tế .
quan tòa : Mỹ nói trước
- thưa tòa ban đầu Chúa Trời dựng lên vườn Ê-Đen có A-Đam và Ê-Va họ không cần mặc quần áo , điều đó chứng minh Thiên Đàng rất tự do . Thiên đàng Chúa dựng lên cho nước MỸ.
quan tòa : Pháp nói.
- thưa tòa A-Đam và Ê-Va sống chung với nhau không mặc quần áo là rất lãng mạng .điều này chứng minh thiên đàng thuộc về Pháp.
quan tòa : việt nam.
thưa tòa A-Đam và Ê-Va không có quần áo mặc , phải che thân bằng lá cây , có ăn vụng mỗi một quả táo mà cũng bị phạt , điều này chỉ có ở Việt nam . THiên đàng là của việt nam .
quan tòa : Việt nam thắng kiện.

Sunday, June 7, 2009

khế




Trời làm ra trái khế chua
Để mưa để nắng gió đua thi tài
Mai ngày ai có quân sai
Khế chua sẽ ngọt bước hài bên ai

Mẩn mê một kiếp con trai
Thấy hài cao gót phôi phai hao gầy
Tìm thầy để được học thầy
Chẻ câu lục bát trăng đầy vườn ai

bôn ba ôm mộng luyện tài
Tóc xanh xưa đã bạc hai ba phần
khế chua đứng ngắm tần ngần
ước chi làm quạ túi gần ba ngang

đêm qua trăng sáng vườn làng
có anh đầy tớ đổi vàng lấy chua
vàng bay xuống đất như mưa
khế chua thành ngọt gió lùa đôi cau.

bình minh giấc mộng còn đau
khế đâu chẳng thấy thấy nhau xa vời
giận trời sinh khế cho đời
làm cho chim quạ ngủ rơi xuống giường


CHUYỆN VUI......

Hai vợ chồng chuẩn bị đến dự vũ hội hóa trang thì người vợ lên cơn đau đầu dữ dội nên ông chồng đành đi một mình. Người vợ uống thuốc rồi lên giường đánh một giấc ngủ ngắn. Khi tỉnh dậy, thấy mình hoàn toàn mạnh khỏe, cô quyết định tới dạ hội xem ông chồng cư xử thế nào khi "xổng xích".
Cô vợ nhanh chóng nhận ra chồng mình trong bộ đồ hóa trang đang lượn lờ giữa sàn nhảy, khiêu vũ với hết cô gái này đến cô gái khác, vuốt ve cô nọ, hôn má cô kia.

Người vợ thấy vậy bèn tiến tới gần chồng, làm những động tác khêu gợi khiến ông ta bỏ rơi những người bạn nhảy khác và quay ra quấn lấy cô, làm đủ trò sàm sỡ. Được một lát, hai người kéo nhau ra ngoài, chui vào một chiếc ôtô và làm cái việc không nói ra thì ai cũng biết.

Trước giờ tháo mặt nạ lúc nửa đêm, cô vợ lẻn về nhà, cởi đồ hóa trang và leo lên giường chờ chồng về, tưởng tượng ra đủ kiểu giải thích mà ông chồng sẽ đưa ra cho những hành vi ở dạ hội.

Khi chồng về đến nhà, cô vợ ngồi dậy hỏi:

Buổi dạ tiệc vui không anh?:

Người chồng đáp:

- Ôi, toàn những thứ cũ rích ấy mà.
- Em biết đấy, khi không có em, anh chẳng bao giờ cảm thấy vui vẻ cả.
Người vợ hỏi tiếp:
Thế anh có khiêu vũ không?

Ông chồng đáp:

Anh thậm chí không nhảy lấy một bản nhạc nào. Khi tới đó, anh gặp mấy đứa bạn cũ, thế là cả lũ kéo nhau vào một xó và chơi bài cả buổi tối. Nhưng em biết không, thằng bạn được anh cho mượn bộ đồ hóa trang kể lại, nó có một buổi tối cực kỳ thú vị.

đảo quê

http://www.youtube.com/watch?v=FbHZFCQ8TG0


đêm qua mơ thấy trường sa
có con ma đói chạy ra chạy vào
đá cứng em đục chiến hào
thủ đô quê bác ông gào ông hô
ăn nói ông CỰ tô tô
lấy dân làm gốc làm bô đỡ đòn
thế nhưng blog Điếu Cày
yêu trường sa lắm bị đày vô khu
em bé mới một hai thu
phơi mình dưới nắng đòn thù em mang
mới hay độc ác dã man
không chỉ đế quốc việt nam cũng nhiều



Bài của Lê Thanh Phong trong trang bọ lập

Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam từ 1-8.6. Nhiều ý kiến lên tiếng ủng hộ về lễ kỷ niệm và đề xuất ngày kỷ niệm biển Đông và Hải đảo Việt Nam . Về sự kiện này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Trần Văn Cư phát biểu: “Để khai thác và bảo vệ biển, chúng tôi xác định phải xây dựng thế trận lòng dân, dựa vào sức mạnh của dân”. Ông Cư nói đến việc đánh giá lại hệ thống đảo để sử dụng hợp lý. Tổ chức đưa dân ra các đảo để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đã có nhiều hộ dân ra sinh sống ở quần đảo Trường Sa, đã có nhiều em bé tung tăng chạy nhảy trên những hòn đảo tiền tiêu đầy sóng gió. Vừa qua, đã có công dân Trường Sa chào đời. Những người có dịp đến thăm Trường Sa đều suy nghĩ rằng người lính của quần đảo này là những anh hùng. Không cần đến cái chết, sống ở Trường Sa để giữ mảnh đất này đã là hy sinh cho tổ quốc thực sự. Với những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, đến địa danh Trường Sa đã là một cuộc hành quân lớn. Cho nên đối với một người dân, chọn Trường Sa làm đất sống là một lựa chọn oanh liệt, như một chiến sĩ chịu đựng gian khổ trên các mặt trận.

Những đứa bé lớn lên ở Trường Sa đối diện với trăm thứ hiểm nguy. Các em chưa hiểu gì về chiến tranh, về chủ quyền của quốc gia, về độc lập của dân tộc. Nhưng các em đang sống ở đó, nhận lấy trách nhiệm của một công dân giữ nước, sự tồn tại của các em trên quần đảo Trường Sa là sự thực hiện hành động bảo vệ đất nước thiêng liêng và cụ thể nhất, trực tiếp nhất. Mỗi công dân trên Trường Sa là một chiến sĩ, các em cũng là những công dân giữ nước. Các em đang hy sinh vì đất nước nhưng không biết rằng mình làm điều vĩ đại đó. Những người đang sống yên ấm trong đất liền, giàu có trong nhung lụa, cao sang trong quyền thế chưa chắc đã làm được điều có ích như những em bé Trường Sa.

Nhưng thế trận lòng dân không chỉ là những công dân VN sẵn sàng tiên phong ra những đảo xa để khai thác kinh tế và bảo vệ biển đảo. Bên cạnh những người dám hy sinh, chấp nhận gian khổ đó, cần phải có hàng triệu trái tim và ý chí của người trong đất liền, của mọi người Việt Nam trên toàn thế giới. Không phải một tuần kỷ niệm biển đảo mà thường trực xây dựng lòng yêu nước, đánh thức niềm tự hào dân tộc, tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của biển đảo để mọi công dân đều quyết tâm bảo vệ chủ quyền trên từng thước núi tấc sống mà cha ông để lại. Thế trận lòng dân là toàn dân, lúc đó mới có sức mạnh, không sợ hãi bất kỳ cường địch nào.

CHUYÊN VUI......

Saturday, June 6, 2009

JUN 21 . CHA




Xẻ dọc trường sơn cha đi cứu nước
Tuổi thanh xuân cha bước trong rừng
Trời mù mịt mưa bom và bão đạn
Cha cùng đồng đội lạc mất đường ra

Ngày trở về cha có xương với da
hạt bo bo chính phủ cho đau bụng
cha làm nụng vất vả chẳng được chi
Cha lại xẻ dọc trường sơn đi cứu nhà

một mình thôi cha vào rừng trồng rẫy
lũ con thơ có đứa vừa đẫy ngày
xếp huân chương vào xó bếp , trồng đay
mùa đông qua rau tầu bay bát ngát

cha vui sống cùng hương hồn đồng đội
giữa trường sơn cha chẳng vội , chẳng momg
mặc sóng đời lúc vẩn đục lúc trong
sống cùng người chết vui lòng sảng khoái

tôi ao ước có một ngày thư thái
về thăm cha thăm lại núi bài thơ
thăm quê cha đã một thở bơ vơ
cha đứng đó núi bài thơ vẫn đợi.





CHA GIÀ.....

Cha già râu tóc bạc phơ
Một gian nhà nhỏ bơ vơ bên đồi
Người ta như đũa có đôi
Cha già giờ đã mồ côi một mình

Đông sang hè đến mưa sình
Mưa bên đồi một trong mình mưa hai
Cha thương người ấy có tài
Bao năm máu lửa đôi hài bên cha

bây giờ người đã đi xa
khóc thương đỏ mắt mình cha một mình
con cháu gió cuốn thình lình
xa phương cầu thực bỏ tình đơn côi

một mình dò dẫm bên đồi
mắt mờ chân chậm bên nồi cám heo
vắng người cơm đậy canh treo
một gian nhà vắng con mèo đi đâu

ước gì trời đổ mưa ngâu
cho người trên dưới hết sầu hết mong





CHUYỆN VUI......

Nhà vua vi hành, gặp một ông lão đang cày ngoài đồng. Nhà vua dừng lại hỏi thăm về ruộng nương, lúa má, rồi lân la hỏi đến chính sự, tư cách quan trong địa hạt thế nào.

Ông lão nói:

Ối chà! Các quan ở đây đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ cả.

Nhà vua hỏi:

Làm sao mà lão biết?

Ông lão đáp:

Tôi xem hát xưa nay, thấy những vai quan tham gian ác như Ðổng Trác, Tào Tháo đều mặt trắng mà các quan ở đây tôi chưa thấy ông nào mặt trắng như thế bao giờ! Ông nào mặt mũi cũng hồng hào béo tốt cả!

nhớ bà




Càng xa càng nhớ tới bà
Mùa đông gió lạnh trong nhà bà run
Lưng còng gối mỏi ngồi đun
Chè xanh ấm nước niềm vui của bà

Cháu theo gió cuốn bay xa
Bốn phương chẳng tìm được ra quê nhà
Trời đông xứ lạ không trà
Mà sao ấm tích đồ pha rất nhiều

Ngày xưa còn bé tôi yêu
Dáng gầy chống gậy nắng chiều bờ sông
Lần mò chống gậy chợ đông
tôi ra đầu ngõ ngóng trông theo bà

Bà về tôi sẽ có quà
Nhẩy chân chim sáo bánh đa , trái hồng
Nhiều đêm gió lạnh lùa hông
Thức đêm bà chắn lạnh không vào nhà

Bây giờ bà đã đi xa
Nhớ bà mang bộ ấm trà ra pha
Hương xưa trà tỏa khắp nhà
Bình minh mở mắt bóng bà đi qua




CHUYỆN VUI .....

Một bà mẹ hỏi thằng con trai bé nhỏ của mình:
- Hôm nay ở trường học hành thế nào rồi con?

Thằng bé đáp:
- Tốt ạ! Chúng con có một cô giáo mới. Cô hỏi xem con có mấy anh chị em và con nói với cô con là con một!

Bà mẹ hỏi:
- Thế cô có nói gì không?

Cô bảo:
- Ôi! Cảm ơn Thượng đế!

Wednesday, June 3, 2009

ngiêng




ngiêng ngiêng một bóng một mình thôi

ngiêng ngả trời mây mướt rượu rồi

ngiêng bóng ngiêng hình hai vẫn một

ngiêng tình ngiêng nghĩa một là đôi

ngiêng đời ta có em bên cạnh

ngiêng kiếp em mất ta xa xôi

ngiêng gió từ trời làm một kiếp

ngiêng chàng xa thiếp kiếp đơn côi.

CHUYỆ VUI...

trong một buổi họp chi bộ đảng , đồng chí bí thư tuyên bố :
- Chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết , đang lằm trên bờ vực.
chủ nghĩa cộng sản đi trước một bước.

một đồng chí bên dưới giơ tay phát biểu :

xin hỏi vậy chủ nghĩa cộng sản đang ở đâu ?

đồng chí bí thư chi bộ .
- đang ở .......

Tuesday, June 2, 2009

blog



Cứ tưởng vào đây thật thảnh thơi
Ai ngờ lắm lúc cứ như bơi
Gặp may ca hát nhà đông khách
Xúi quẩy xướng thơ chợ vắng người
Chẳng thích làm chi cho nổi tiếng
Chỉ mong trải nghiệm nỗi tơ đời
Cũng may là có thơ làm bạn
Tuy chửa được hay vẫn có lời

http://www.youtube.com/watch?v=rJEfwSU-FnY


chuyện vui.....
Một bà già to béo đi ra khỏi siêu thị, khi đến bên chiếc xe của mình, bà phát hiện mấy gã trai đang ngồi bên trong. Lập tức, bà ta mở phắt túi xách, lôi ra một khẩu rulô to tướng, lên đạn "roạt" một cái, chĩa thẳng vào chúng và quát to:


- Mấy cái bị rách! Cút ngay không tao nổ bể sọ hết cả đám!

Bọn trộm chạy bán sống bán chết. Bà béo ngồi vào xe, không tra nổi chìa khoá vào ổ điện, mãi sau bà mới phát hiện ra là chiếc xe của mình ở cách đó không xa. Khi lái xe ra đến đầu phố, nhìn thấy xe cảnh sát chở mấy tên trộm, hú còi chạy ngược lại, bà ta lẩm bẩm:


- Cảnh sát bây giờ tài thật, mình chưa kịp đi báo, thì họ đã tóm cổ được bọn chúng rồi!

liêm sỉ




Thanh liêm hai chữ đắt hơn vàng
Phố xá bây giờ dân bán than
Than bán từ nhà ra đến phố
Bố làm quan huyện cứ lên thang

Họ hàng từ khắp bắc vào nam
Ăn bám cũng được hưởng lộc vàng
Mặc kệ nước tràn đê đổ vỡ
Ông còn đương bận tiếp quan tham

Ăn chia dự án ông là đầu
Dân kiện nộp vàng trước mới tâu
Liêm sỉ đời nay là chuyện lạ
Ai mà liêm sỉ hóa ra ngu

Nước còn hay mất đừng thì thầm
Kẻo lại làm bay mất cái mâm
Ai đấm ai xoa ông nhắm mắt
Gật gù lắc lắc còn tùy tâm

Sân chơi bờ lóg dân kêu ca
Khắp cả trong nhà đến nước xa
Cầu khấn ông trời mau đến cứu
Trả về liêm sỉ cho dân ta.

CHUYỆN VUI.......


Có anh lính đi xa, nhân có bạn bè ghé thăm, nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà một trăm quan tiền và một bức thư. Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem. Không thấy biên số tiền gửi bao nhiêu, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một cái hình bát quái, hai con dê, và một cái chũm chọe, anh ta mới nẩy ra ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan tiền

Người vợ xem thư, biết thiếu tiền, bèn lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi:


Chồng chị gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về tận tay, còn kiện cáo gì nữa?

Người vợ nói:


- Bẩm quan lớn! Anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho những một trăm quan kia ạ!

- Sao chị biết?

- Bẩm quan lớn! Thư chồng con viết rành rành ra đấy, xin quan lớn xem thư sẽ rõ.

Quan giở bức thư quái lạ kia ra xem, không hiểu gì cả, liền hỏi:


- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao chị biết chồng chị gửi một trăm quan?

- Bẩm quan lớn, chồng con biên rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, bốn chín ba sáu. Bát quái, tám quẻ, mỗi quẻ tám gạch, tám tám sáu tư. Ba mươi sáu với sáu mươi tư, chả là một trăm quan đó sao?

Quan cho là phải, bắt anh kia trả số tiền kia. Nhưng quan còn thắc mắc, hỏi:


Thế hai con dê và cái chũm chọe kia là ý thế nào?

Chị kia xấu hổ, hai má đỏ ửng, mỉm cười, không nói. Quan hỏi mãi mới thưa:


- Bẩm quan lớn, không có ý gì cả ạ! Nhà con vẽ đùa đấy thôi.

- Ðùa thế nào, phải nói ra!

- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con hẹn với con rằng đến tết trùng dương thì nhà con sẽ về thăm nhà ạ!

Bấy giờ quan mới nhận thấy mình không sáng ý bằng người đàn bà không học hành gì cả.

khánh ly .một cõi đi về
http://www.youtube.com/watch?v=5D1VbKfSjXI

Chơi vơi




Chơi vơi cánh én lưng trời
Tưng bừng hoa nở muôn lời hát ca
lượn lờ ong bướm tìm hoa
Hoa đây còn bé mẹ cha gửi bà

Chơi vơi hạt nắng bên nhà
Cau đà chín tới trầu tra vôi rồi
Trầu cau cũng mặc thân tôi
Tôi còn mải miết hoa khôi bên đời

Chơi vơi lá rụng lưng trời
Trầu thôi xanh lá , vàng nơi cuối giàn
Mùa thu hoa cúc bạt ngàn
Bên đời ai hát ai đàn mặc ai

Đông về em vẫn chơi vơi
Mặc cho bông tuyết buông rơi bên hè
Đời sau anh đỗ ông nghè
Em thôi làm kiếp ong ve giữa trời

CHUYÊN VUI ......

Sau một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ, một anh lính được nghỉ phép về thăm người yêu. Trong buổi tối đầu tiên gặp nhau, anh lính nói:
Em yêu, tối nay hai đứa mình đánh giáp lá cà nhé?.
Người yêu anh nhỏ nhẹ đáp:
Vâng ạ! Mình đánh giáp lá cà cho đến sáng nhé! Nhưng anh không được lùa đại quân vào thành đâu đấy.
Anh lính hỏi lại:
Làm sao vậy cưng?.
Vì em chưa muốn có lính mới, cô gái trả lời người yêu với ánh mắt ngại ngùng.
Anh lính đáp:

Được rồi. Em đừng lo. Anh sẽ đưa quân vào thành và khi nào có pháo lệnh, anh sẽ lùa quân ra ngoài quan ải!.

http://www.youtube.com/watch?v=DyHuNnIdp64

thích thơ




Chẳng say danh vọng chẳng say xinh
Mê mẩn thơ ai hơn của mình
Sáng sớm tinh mơ mở máy tính
Đêm hôm khuya khoắt đóng im mành
Say sưa thơ thẩn một mình sướng
Ngao ngán bần thần ai cũng kinh
Người tưởng ta say ta lại tỉnh
Chẳng qua ta thích khổ thơ tình

http://www.youtube.com/watch?v=yvafSl57czw


CHUYEN CƯỜI .........

Ở một nhà hàng nọ có cô chạy bàn nhanh mồm và vui tính. Một hôm có một tốp khách vào ăn, cô ta nhanh nhẩu chạy tới giới thiệu các món ăn với khách:
Thưa các anh! Nhà hàng em nổi tiếng các món ăn, món nào cũng ngon, món nào cũng có, món nào cũng ấn tượng.
Khách hỏi:
Cơm! Có cơm không?
Cô ta trả lời:
- Ôi dào, cơm! Cơm thì thơm nhau, món này ai cũng thích.
Khách lại hỏi:
- Vậy có rau không? Ăn rau thì thế nào?
- Có rau! Ăn rau thì đau nhau. Các anh có biết vì sao ăn rau lại đau nhau không? Vì nó rẻ, doanh thu ít hơn mà.
Khách lại hỏi:
- Vậy ăn cá thì sao?
- Ăn cá thì đá nhau! Có nhiều đạm ăn cá khoẻ dễ đá nhau.
Khách lại hỏi.
- Vậy ăn tôm?
- Ăn tôm thì ôm nhau. Tôm lúc hấp, lúc luộc hoặc nướng xong cứ co quắp lại như người ôm nhau ấy mà.
Khách lại hỏi.
- Nếu vậy tôi ăn thịt. Ăn thịt thì sao nhau?

- Ăn thịt thì... thì... Cô gái ngượng ngùng không biết trả lời ra sao.
Ai trả lời dùm cô gái nhỉ?