Tuesday, June 30, 2009

Thằng Kiên

Mọi người gọi nó là Kiên Giảng.
Nó người Tiên Yên , một thị trấn gần biên giới Trung Quốc , nó để đầu trọc trông như tầu khựa , mình gặp nó hôm đầu tiên ở Phoong sềnh, một cảng nhỏ bên Trung quốc. Bấy giờ là năm 1989 , cái thời gian mà cả nước ăn bo bo , nhà nước bán 80% bột mì , gạo toàn gạo mốc , vo giá gạo đen sì, mặt nước toàn con mọt gạo nổi lều phều.

Đói quá không chịu được, mình theo đám ba tầu quận 5 sài gòn lần mò lên biên giới , tìm đường vượt biên. Sau mấy hôm tầu xe bọn mình tới biên giới , Lúc bấy giờ biên giới vẫn đóng , chưa mở thông thương như bây giờ, ai muốn qua bên kia phải có người dẫn đường , vì những bãi mìn hai bên đều có, chưa tháo ,còn từ thời đánh nhau năm 1979 .

Bọn mình mười mấy người phải đút lót cho mấy tay bộ đội đường biên , họ dẫn đi thông đêm lắt léo trong rừng , người đi sau phải bước đúng nốt chân người đi trước , ngậm tăm đi hàng một, không ai được nói , đến sát bờ sông kalong thì trăng cũng đến đỉnh đầu , tay bộ đội dẫn đường dùng đèn pin làm ám hiệu sang bên kia biên giới , một lát sau mình thấy trong ánh trăng lờ mờ một con thuyền nhỏ đang chèo từ bên kia đến ,mọi người lặng lẽ lên thuyền , chỉ trong năm phút bọn mình đã sang đất Trung Quốc, vì sông kalong nhỏ lắm , chỉ như con suối .

Sang đến đất Trung Quốc mọi người thở phào , tuy đêm đã khuya nhưng mọi người cũng được những người dân địa phương giúp nhiệt tình ,họ đưa chúng mình về cảng Phoong sềnh nghỉ. Về sau mình mới biết nhưỡng người dân bên đất Trung Quốc toàn là dân Việt , bị VN sua đuổi về hồi năm 1978-1979 , họ là những người Hải Phòng , Hà Nội , Sài Gòn , đủ cả , vừa nói tiếng Việt , vừa nói tiếng hoa. Gặp lại những người thân sau hàng chục năm xa cách họ mừng lắm.

Sáng hôm sau mười năm người bọn mình họp lại để tìm cách mua tầu vượt biển , mọi người thấy cần phải gom thêm người để đủ sức mua cái tầu đảm bảo chịu được sóng lớn , thế là bọn mình phải đợi thêm người .

Năm ngày chờ đợi, cuối cùng cũng gặp một toán hơn chục người từ Tiên Yên đến. Toàn thanh niên trẻ , họ cặp nhau từng đôi nam nữ chỉ mười bẩy mười tám tuổi , dẫn đầu là một tay đầu trọc , mắt một mí , nhưng ăn nói rất thông minh , nhanh nhẹn , cái áo NATÔ < một lại áo lính cộng hòa ngày trước 1975 > khoác vai để nộ những hình săm trổ trên hai bả vai xanh lè . Mọi người giới thiệu tay này là nhóm trưởng người Tiên yên,tên Kiên Giảng ,đầu gấu nổi tiếng vùng đông bắc Quảng Ninh, đang trốn lã.

Tối hôm đó bọn mình làm một bữa thịnh soạn ra mắt làm quen , và để cùng nhau tìm đường cứu nhà < không dám nói là cứu nước > . mình được bầu làm nhóm trưởng nhóm ba tầu sài gòn , chịu tránh nhiệm gom tiền bạc mua tầu , lương thực , tay Kiên Giảng có nhiệm vụ điều khiển nhóm tài công < người lái tầu > .

Trong bữa rượu làm quen Kiên Giảng tỏ ra là một tay anh chị thực sự , ít khi thấy hắn cười , nhưng nói năng dứt khoát , rượu hắn uống bằng bát . hai can rượu trắng loại 10 lít cứ rót ra bát tì tì , mình cũng cố tỏ ra là tay bợm rượu , nhưng đến bát thứ 3 là biết mình phải làm gì , giở vờ đi đái vào cầu tiêu móc cho nôn hết rượu ra ,rồi quay vào ngồi xuống chiếu uống tiếp , lại hô hào rót đầy bát , nâng bát dô ..dô

Sáng hôm sau cả bọn Tiên yên gọi mình là đại ca , được gọi là đại ca mình càng vênh lên tợn , cũng ăn nói dứt khoát , cũng ít cười , mắt thì gườm gườm , bây giờ nghĩ lại cứ buồn cười . Vì không có xăm trổ , lên mình không bao giờ cửi áo , lúc nào cũng quần bò, áo bay, dép tông lào vàng óng , đầu mũ cối tầu , mắt đeo kính dâm . chúng càng không hiểu mình là người thế nào ,

Kiên giảng nói chuỵện với mình thì một câu đại ca , hai câu đại ca.
Ba hôm sau bọn mình mua được tầu , một cái tầu chở vôi đã cũ dài chừng 10 mét rộng 3 mét, 30 con người rộng rãi thỏa mái , 20 người ngủ tầng dưới còn lại ngủ trên mui tầu , một máy 24 mã lực đã cũ chạy xăng.

Hôm nhổ leo tầu mình đốt một bánh pháo dài 3 mét , có công an Trung Quốc tới cho gạo cho đồ ăn , cho thuốc men đi đường .

Nhóm đàn em Kiên Giảng làm tài công , lái tầu. Những lúc sóng yên biển lặng mình ngồi trên mui cùng Kiên Giảng uống bia Trung quốc , nghe hắn kể chuyện , mới biết hắn rất cơ cực . Bố mẹ hắn bỏ nhau từ khi nào hắn không biết . hắn ở với bà nội , chỉ có hai bà cháu nuôi nhau , bà đã già chẳng làm được gì , hắn từ nhỏ chẳng được học hành gì , suốt ngày ngoài chợ , khi thì gánh nước thuê , khi thì trông xe đạp , có khi người ta thuê nó đi đòi nợ , ai thuê gì làm lấy , làm gì cũng được việc. khi hắn càng làm được việc thì uy tín càng lớn , đã mấy lần hắn vác dao quắm chém bộ đội , ai sợ bộ đội chứ hắn không sợ , vì dạo ấy bộ đội bác Tôn ăn hiếp dân dữ lắm chứ không như bộ đội bác Hồ ngày xưa.

Rồi hắn sa vào nghiện ngập , buôn bán thuốc phiện, mấy lần bị bắt nhưng lại được thả vì hắn ngèo chẳng có gì để vặt , công an thấy hắn không tiền thì cũng chẳng có gì để tóm , thế là thả , có lần công an còn thuê nó đi......ăn cắp . hắn ăn cắp xe máy , người mất cắp đến trình báo công an , công an ra giá thẳng thừng , muốn lấy lại 50% cái xe thì không phải đợi , nếu không phải đợi công an điều tra nhiều tháng , có khi nhiều năm , lúc bấy giờ đa số người bị hại đồng ý lấy về 50% giá trị bị mất .

Nhưng một lần lên cơn nghiện , hết tiền , hắn đánh liều mò sang nhà hàng xóm bê cái đài ba số 7 đi bán , Bị lộ , chủ nhà kiện . công an bắt hắn , hắn giả vờ đi ỉa rồi trèo tường trốn thoát . ẩn láu một thời gian rồi gặp người rủ vượt biên , hắn đi ngay .





Sau hơn hai tuần vừa đi vừa nghỉ , tầu bọn mình đã qua cảng Bắc Hải một ngày đường, đêm đó tầu không tìm được một cái eo biển nào để nghỉ , bờ biển nó thoai thoải , tầu cách bờ hàng cây số mà cắm cây sào kịch cái tới đáy , đêm đó tầu không thể vào sát bờ
, bọn mình quyết định thả neo giữa biển .

Đêm không trăng nhưng đầy sao, 2 giờ sáng cả tầu ngủ hết , chỉ mình với Kiên giảng và một thằng bạn thân nó ngồi uống rượu trên mui tàu . đêm đó cũng kỳ lạ , mình đã uống rất nhiều mà không say, Kiên giảng cũng uống nhiều mà không say , bạn của nó đã ngà ngà , ngủ ngật .

tự nhiên Kiên giảng cầm cả chai rượu < đã gần hết > tu ừng ựng . rồi hắn nói hắn phải về , mình tưởng hắn say , nói đùa . về đâu ? mình hỏi lại .

Con tầu bồng bềnh như lá tre giữa đêm , không biết hướng nào là bờ .
Hắn lại nói , em phải về đại ca ơi , em phải quay về Việt nam. Qua ánh sáng đèn mang sông trên mui tầu , mìmh thấy hắn đang chẩy nước mắt. Mình biết là hắn nói thật.hắn nói là hắn thương bà hắn , hắn không nỡ bỏ bà chết một mình, hắn phải về chăm sóc bà , hắn thấy hắn có tội bất hiếu bỏ bà một mình côi cút không người chăm sóc, rồi hắn quệt ngang những dòng nước mắt đang chảy xuống má .

Mình cố động viên hắn , nếu thực sự muốn quay lại thì đợi sang mai, mặt trời lên, tàu tìm luồng vào sát bờ , cho hắn lên bờ mua vé xe quay lại việt nam . Nhưng hắn khăng khăng : Em phải về ngay bây giờ đại ca , em bơi vào , đừng lo cho em .

Mình thấy hắn quyết tâm , thì đánh thức cả tầu dậy, mọi người túm vào khuyên can , nhưng hắn một mực không chịu, rồi bất ngờ hắn nói : chào tất cả , rồi nhẩy ùm xuống nước.

Cả tầu nhốn nháo , quá bất ngờ , mọi người vội vã nổ máy , kéo neo đuổi theo , mình chỉ kịp nhìn thấy cái áo NATÔ hắn khoác vai trôi lềnh bềnh , còn hắn thì một tay cầm một con dao găm 5 tác dụng < loại dao của bộ đội > . một tay cầm đèn pin Được vài sải tay thì cái đèn từ từ chìm xuống đáy biển , còn hắn thì chìm vào bóng đêm.

Tầu hoảng sợ nổ máy chạy vào bóng đêm , tìm hắn trong tuyệt vọng. Hắn có thể đã bị chìm , hoặc bị cá mập ăn thịt , mình nghĩ thế.

Ngày hôm sau cả tầu như đưa đám , chẳng ai nói với ai , con tầu lại lặng lẽ đi vào lòng biển mênh mông. Vượt eo biển LàoCháu sang đảo Hải Nam là nguy hiểm nhất. bốn phía không thấy bờ, từng cơn sóng lừng lững to như núi dội xuống con tàu gỗ như lá tre , tầu chồm lên lại ngụp xuống. Con tầu gỗ cũ kĩ kêu kèn kẹt tưởng chừng như sắp vỡ. Mấy đám phụ nữ cứ chắp tay lên trời khấn vái lia lịa , ai cũng muốn ngồi ngần mấy cái can nhựa đã hết nước .
Suốt từ sáng đến tối mới tới bờ bên kia , tức là eo biển đảo Hải Nam. Khi vào gần bờ thì mình thấy sác một con tầu của dân tỵ nạn bị sóng đánh dạt vào bờ , vỡ tan làm đôi . Sau này vào trại tị nạn mình mới biết tầu đó của dân hải Phòng, hơn trăm người chết ngần hết.

Tầu mình đi tiếp một tuần nữa kể từ khi Kiên Giảng nhẩy xuống nước , thì phải vào bờ lấy thêm nước và mua thêm đồ ăn . Tầu nghỉ lại 2 ngày , mọi người thỏa mái đi xả hơi , tắm .
Phải nói là dân Trung quốc rất tốt < mặc dù hôm nay mình rất căm Trung Quốc cướp Hoàng sa > nhưng những gì dân Trung quốc giúp thuyền dân Việt nam trong nhưng năm khó khăn thì mình rất ghi nhận.
Hàng chục năm dân Việt mượn biển Trung quốc đi Hồng kông mà không ai bị hải tặc cướp , hay hãm hiếp như ở biển Thái lan.

Thuyền dân đi đến đâu cũng được dân ven biển cho gạo , cho cá , cho thuốc men .
Tầu mình ở đến ngày thứ 2 thì bất ngờ có một đoàn xe công an Trung Quốc đến . họ bắt tất cả mọi người lên đồn công an , mỗi người đều được hỏi cung riêng . Ban đầu ai cũng sợ , chẳng hiểu đầu đuôi ra sao. Mãi sau thì ai cũng biết . Thì ra họ bắt được Kiên Giảng sáng ngày hôm sau , hôm hắn bơi vào bờ . Công an họ nghi ngờ tầu này đuổi Kiên Giảng lên bờ , nhưng sau khi hiểu mọi chuyện họ thả mọi người về tầu , và họ nói rằng tầu phải mang Kiên Giảng đi Hồng Kông càng nhanh càng tốt. Từ trên xe công an họ khiêng xuống một thân người nằm bất động, Kiên Giảng

Hắn nằm không động đậy, nhưng mặt thì cười toe toét , chưa bao giờ mình thấy hắn cười tươi như vậy, mọi người phải chăm cho hắn từng thìa nước cháo , hắn không tự đái , ỉa được. Hắn bị tê liệt toàn thân , nhưng đầu thì tỉnh như sáo.

Khi tầu nhổ neo đi tiếp thì hắn mới từ từ kể : Tối hôm đó hắn nhẩy xuống nước , biết mọi người sẽ đuổi theo nên hắn trèo lên một cái tầu đánh cá Trung Quốc, chui vào đống lưới, chốn. Sáng hôm sau hắn bị dân làng nghi là ăn cắp tầu đánh cá của họ , họ bắt . Nộp cho công an. Hắn sợ công an Trung Quốc giao nộp hắn cho công an VN nên hắn nhẩy từ tầng 3 xuống đất , thế là bị chùn sống lưng , gẫy chân .

Tầu chạy ngày chạy đêm , chạy đua với thời gian mong kịp đến hồng kông, may ra còn cứu được , vì hắn càng ngày càng yếu, mỗi ngày chỉ uống hai ba thia nước cháo , hắn lịm dần , những ngày ngần đến Hồng Kông thì hắn không nói được nữa , chỉ thều thào , mình ngồi nhìn hắn thương quá mà không làm sao được, hắn ra hiệu muốn nói gì đó , một tay đàn em thân cận cúi sát vào nghe hắn , thì ra hắn muốn nhắn lại cho tát cả anh em hắn phải nghe lời đại ca , thú thật lúc ấy mình chảng còn tâm chí nào mà đại hay không đại .

Buổi trưa hôm ấy tầu đã đến vùng biển Hồng Kông , hai tầu tuần tiễu cảnh sát Hồng Kông họ đến đón mọi người lên tầu họ. Khi tầu cảnh sát vừa chạm tầu mình thì cũng là lúc Kiên Giảng trút hơi thở cuối cùng.

Trên tàu cảnh sát đang oang oang tiếng loa : Xin bà con đừng chen lấn , chúng tôi sẽ cho bà con ăn, tất cả lần lượt lên tầu cảnh sát chở vào bờ.

Mình cúi lưng đi ra. Lính cảnh sát Hồng Kông ai cũng to cao , đẹp hồng hào . Người Việt mình ai cũng đen sạm , ốm tong teo như những con mèo ốm.

Họ phải đeo khẩu trang ,mang găng tay để nắm tay bà con mình dắt lên tầu họ . mình chợt nhớ chưa vuốt mắt cho Kiên Giảng , mình quay lại vuốt mắt cho nó rồi nói với nó một câu : thôi Kiên ơi đi nhé , đành phải bất hiếu với bà thôi .

Mình là người cuối cùng rời tầu . Chỉ sau mấy phút đã có máy bay trực thăng đến đưa Kiên đi , mình nhìn theo bóng Kiên Giảng bay vào bầu trời xa tít

No comments:

Post a Comment